Em bé mới sinh đã mọc răng là một tình trạng hiếm gặp, nhưng không phải là không thể gặp. Đặc biệt, nếu đó là em bé của bạn thì hẳn bạn đang vô cùng lo lắng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn biết em bé mới sinh đã mọc răng phải làm sao. Cùng Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO tham khảo bài viết sau đây.
Quan niệm của dân gian về việc em bé mới sinh đã mọc răng
Em bé mới sinh đã mọc răng là một hiện tượng rất khó gặp. Thường chỉ 1/7000 trường hợp, hoặc cũng có thể là 1/30000 mới gặp được 1 lần. Tuy nhiên, vẫn gặp được tình trạng này.
Theo quan niệm của dân gian thì việc em bé mới sinh đã mọc răng là “miệng ngậm ngọc”. Nhiều người cho rằng, sau này bé sẽ giàu sang phú quý, làm ít hưởng nhiều và đi đâu cũng được người khác giúp đỡ.
Tuy nhiên, đó là quan niệm của dân gian. Còn thực tế, khi gặp tình trạng này, bác sĩ luôn khuyến khích phải làm phẫu thuật để loại bỏ răng miệng.
Răng sơ sinh là gì?
Răng sơ sinh là loại răng được mọc từ lúc bé vừa chào đời. Thường khi bé vừa chào đời, nếu có răng sơ sinh thì số lượng răng là 3. Điều này không có sự khác nhau giữa bé trai và bé gái.
Sự ảnh hưởng của răng sơ sinh đến cuộc sống của bé
Việc em bé mới sinh đã mọc răng gây rất nhiều khó khăn cho bé trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Cụ thể, bé gặp những vấn đề như sau:
Răng dễ rụng và mắc vào đường thở
Bé còn rất nhỏ, không ý thức được điều gì. Khi có răng sơ sinh, bé cũng không ý thức được. Tỉ dụ như răng bị rụng trong miệng bé cũng không biết. Bé nuốt vào trong bụng luôn thì nó cực kỳ nguy hiểm cho đường ruột lẫn đường thở của bé. Trẻ em mà, ống thở nhỏ, nếu chiếc răng rơi vào thì sẽ rất nguy hiểm.
Bé khó bắt vú
Bạn hãy thử tưởng tượng. Một em bé vừa mới sinh ra đã biết tìm đâu chiếc vú của bé. Bé bú như một phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên, nếu được sinh ra và đã có sẳn răng, bé sẽ rất khó khăn trong việc bắt vú. Bé gặp khó khăn trong việc ngậm vú, kể cả nếu như mẹ bé cho bé bú bình thì bé cũng không bắt được bình bú.
Chất lượng bú rất kém
Việc bắt vú khó khăn, dẫn đến việc bé không bú đúng cách và không bú được gì. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chế độ dinh dưỡng của bé. Chỉ cần bú ít, không đủ thì bé sẽ sụt cân nhanh chóng.
Bé hay có nhiều biểu hiện tiêu cực
Việc bú sẽ khó khăn, làm cho bé hay tỏ ra gắt gỏng. Bé cũng thường xuyên quấy khóc vứi cha mẹ. Chưa kể đến việc, mọc răng lên nướu sẽ làm cho bé vô cùng đau, điều đó kích thích bé rất nhiều khiến bé càng ngày càng khóc lớn hơn.
Làm đau người mẹ
Em bé mới sinh đã mọc răng sẽ làm cho bé ngứa răng. Bé ngứa răng bé sẽ cắn. Chính điều này sẽ gây ra sự đau nhức trong núm vú của người mẹ. Điều này gây cản trở cho cả mẹ lẫn con.’
Lý do vì sao em bé mới sinh đã mọc răng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho em bé mới sinh đã mọc răng. Tuy nhiên, người ta liệt kê ra rằng nguyên nhân chủ yếu nhất của việc này là do:
Di truyền
Di truyền là yếu tố đầu tiên khiến cho bé dễ mọc răng. Hãy nhớ lại ngày còn bé của bạn lẫn chồng bạn. Nếu một trong hai đã từng vừa mới sinh đã có răng thì hẳn bé của bạn cũng y hệt như thế. Cho đến nay, nhiều người không thể lý giải được yếu tố di truyền. Tuy nhiên, nó lại quyết định rất nhiều trong trường hợp này.
Bổ sung quá nhiều Canxi, vitamin D, Fluor
Việc bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng như Canxi, vitamin D, Fluor khiến cho bé của bạn dễ mọc răng hơn bé bình thường. Đôi khi, sự bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng thành ra dư thừa. Cho đến lúc không kiểm soát được thì nó hình thành răng từ trong bào thai.
Sự lạc chỗ của mầm răng
Theo các chuyên gia khoa học cho biết. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng em bé mới sinh đã mọc răng là do sự lạc chỗ của mầm răng trong giai đoạn bào thai. Khi đó, răng sơ sinh của bé sẽ có thể gặp một số di chứng liên quan đến bệnh toàn thân và nhiều hơn thế nữa.
Em bé mới sinh đã mọc răng phải làm sao?
Em bé mới sinh đã mọc răng là một điều vô cùng khó khăn cho trẻ sơ sinh. Là bậc cha mẹ trong cuộc sống hiện đại, bạn hãy tạm quên đi những quan niệm của dân gian, cho rằng đó là hiện tượng “miệng ngậm ngọc”. Bởi vì, nếu bạn cứ tin vào quan niệm dân gian ấy, một ngày nào đó con của bạn sẽ gặp những nguy hiểm chầu chực.
Khi em bé mới sinh đã mọc răng thì cách xử lý cho bạn sẽ là:
Đưa em bé đi khám nha sĩ
Đưa em bé của bạn đi khám nha sĩ là sự lựa chọn thông minh. Thông qua việc kiểm tra tổng quát bằng máy như chụp X Quang, bác sĩ mới có thể chẩn đoán được chính xác răng của bé là răng sữa bình thường hay là răng thừa. Thông qua tất cả những chẩn đoán ấy, bác sĩ sẽ biết chính xác được bé của bạn bị gì và tìm phương pháp điều trị hợp lý.
Bảo tồn răng hoặc nhổ răng
Nhổ răng
Để nhổ răng, bác sĩ sẽ thực hiện bôi tê tại chỗ bởi vì chân răng của bé lúc này đã phát triển quá nhiều. Bé sẽ thực hiện nhổ răng sau 10 ngày tuổi. Tuy nhiên, không phải lúc nào răng sơ sinh cũng cần phải nhổ. Nên xem xét thật kỹ, nếu là trường hợp nhổ răng thì phải là răng dư, hoặc là chân răng của bé đã đi vào lỏng lẻo, hoặc là những bệnh như sứt môi, hoặc tạo hình vòm miệng. Đây là những căn bệnh khá nguy hiểm cần điều trị sớm.
Xem thêm: Chọn phòng khám răng cho bé như thế nào là tốt nhất?
Bảo tồn răng
Bác sĩ cũng có thể đề nghị bảo tồn răng. Nếu như răng của bé không làm ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình sinh hoạt của bé. Hoặc lúc này chân răng đã nằm kỹ càng trong phần nướu thì việc nhổ răng rất khó khăn. Bạn có thể nghĩ đến biện pháp bảo tồn răng cho bé.
Cần chăm sóc gì cho bé sau khi tiểu phẫu răng?
Nếu lựa chọn phương án nhổ răng, thì bác sĩ sẽ tiêm vitamin K cho bé. Em bé của bạn sẽ được đưa về nhà sau vài giờ và được theo dõi kỹ.
Hậu phẫu thuật răng. Bạn cần chăm kỹ bé:
Thường xuyên vệ sinh răng cho bé
Hãy quan tâm tới bé nhiều hơn. Vệ sinh khoang miệng cho bé bằng cách sử dụng miếng dẻ lau và lau sạch khoang miệng cho bé thường xuyên.
Bổ sung dinh dưỡng
Hãy bổ sung nhiều dinh dưỡng cho bé, cho bé bú sữa mẹ, uống nước nhiều hơn để bé có thể mau phục hồi sức khoẻ.
Tạo môi trường thuận lợi cho bé
Có thể sau khi bé vừa mới phẫu thuật xong, tâm lý bé chưa ổn định. Hãy tạo một môi trường thuận lợi cho bé. Cho bé chơi trong phòng thoáng mát. Khô ráo và đặc biệt là luôn chơi cùng bé, ôm bé để bé được vỗ về và an toàn. Có thể, sau khi trải qua giai đoạn phẫu thuật, tâm lý bé sẽ không ổn định. Vài ngày đầu bé có thể khóc lóc, quấy phá. Nhưng hãy thể hiện sự dịu dàng của bậc cha mẹ để bé thấy mình không hề cô đơn.
Như vậy, chúng tôi vừa hướng dẫn cách để giải quyết vấn đề em bé mới sinh đã mọc răng. Hi vọng bài viết của Nha Khoa Sài Gòn XO đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ thông tin về em bé mới sinh đã mọc răng nhé!
Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2, Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255
Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hotline: 02866.7677.468
Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn
Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn
TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC