Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Đó là vấn đề khiến nhiều bố mẹ quan tâm, lo lắng khi bình thường 5- 6 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu mọc răng. Vậy khi trẻ 9 tháng chưa mọc răng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe bé không? Ba mẹ nên làm gì khi trẻ gặp tình trạng này? Tham khảo bài viết sau đây Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO giải đáp vấn đề này nhé!
Quá trình mọc răng của trẻ
Trẻ bắt đầu mọc răng sữa ở giai đoạn 5-6 tháng tuổi, mọc lần lượt và đầy đủ hàm răng sữa đến khoảng 3 tuổi. Bộ răng sữa của trẻ có 20 chiếc gồm răng cửa giữa 4 chiếc, răng cửa bên 4 chiếc, răng nanh 4 chiếc và răng hàm 8 chiếc chia đều cho hai hàm trên và hàm dưới.
Trong khoảng 12 tháng tuổi, trẻ sẽ mọc được 6 chiếc răng sữa. Khi trẻ được 13 -20 tháng tuổi bắt đầu mọc răng hàm trên. Cũng trong khoảng thời gian 14 – 19 tháng tuổi trẻ cũng mọc răng đầu tiên với hàm dưới. Răng hàm thứ mọc vào lúc trẻ được 24 – 32 tháng tuổi với răng hàm trên và hàm dưới khoảng 22 – 30 tháng tuổi.
Răng sữa tồn tại cùng quá trình phát triển trẻ đến năm 6 – 7 tuổi. Những chiếc răng này hỗ trợ quá trình ăn nhai, phát âm của trẻ. Sau đó, răng sữa bị rụng dần và thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không?
Thời gian mọc răng sữa ở trên không đúng hoàn toàn với mọi trẻ. Bởi vì, có trẻ mọc răng sớm hơn và cũng có trẻ mọc răng muộn hơn. Trường hợp bé mọc răng sữa sớm khi 3-4 tháng tuổi và có trẻ 9 tháng chưa mọc răng sữa nào. Trường hợp này được coi bé mọc răng chậm.
Bé mọc răng sớm hay muộn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể do quá trình mang bầu mẹ bổ sung canxi không đầy đủ. Cũng có thể do trẻ không hấp thụ được chất dinh dưỡng hàng ngày hoặc mẹ ăn uống không đủ chất. Hay khi bé bắt đầu ăn những thức ăn thô để kích thích nướu răng. Ngoài ra, bé 9 tháng chưa mọc răng có thể do gen di truyền từ gia đình.
Quá trình mọc răng sữa nhanh hay chậm chủ yếu do chất dinh dưỡng trong cơ thể của trẻ. Vì vậy, tránh trẻ mọc răng sữa chậm, bố mẹ chú ý đến dinh dưỡng của trẻ hàng ngày thật tốt . Đồng thời, nên đưa trẻ đến nha khoa kiểm tra nguyên nhân trẻ mọc răng chậm để tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Tại TPHCM, ba mẹ tham khảo dịch vụ Nha Khoa Sài Gòn XO. Nha khoa được nhiều ba mẹ tin tưởng gửi gắm sức khỏe răng miệng của con. Ba mẹ đưa trẻ đến khám hoàn toàn yên tâm về trình độ chuyên môn bác sĩ cũng như chất lượng dịch vụ.
Tại nha khoa có nhiều dịch vụ khám và điều trị cho trẻ như: niềng răng, trám răng, nhổ răng tiểu phẫu, trị tủy răng sữa, dịch vụ nội nha, dịch vụ nha chu,…..
Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có ảnh hưởng gì?
Trẻ bị mọc răng chậm và mọc đủ 20 chiếc muộn hơn bình thường một vài tháng. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe của trẻ như sau:
Răng vĩnh viễn mọc lệch
Nếu răng sữa trẻ mọc chậm dẫn đến răng vĩnh viễn bị ảnh hưởng. Điều này, khiến răng vĩnh viễn bị chèn và mọc lệch ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ trẻ sau này. Cũng có trường hợp, răng vĩnh viễn mọc chậm hơn răng sữa và cùng một lúc tồn tại song song hai loại răng.
Làm sâu răng, viêm nướu
Quá trình mọc răng kéo dài khiến cho nướu xung quanh răng dễ bị tạo môi trường vi khuẩn phát triển. Như vậy, nướu bị tổn thương, sưng và đau nhức ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như ăn uống trẻ. Mặt khác, răng sữa chưa mọc khỏi lợi vẫn có nguy cơ bị sâu răng.
Ảnh hưởng đến quá trình tập ăn
Răng sữa mọc chậm quá lâu ảnh hưởng đến khả năng làm quen với đồ ăn dặm trẻ. Đặc biệt, khi trẻ ăn thức ăn khô gây khó khăn khi ăn nhai.
Ảnh hưởng đến dạ dày
Trong giai đoạn này, lượng dinh dưỡng của các bữa ăn rất nhỏ. Vì vậy, trẻ mọc răng sữa chậm không bị ảnh hưởng nhiều tới chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, ba mẹ nên tập cho trẻ thói quen nhai kỹ đồ ăn trước khi nuốt tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trẻ. Bởi hệ tiêu hóa trẻ còn non yếu nên hoạt động từ từ, nhẹ nhàng và hiệu quả.
Ảnh hưởng đến xương cơ hàm
Khi răng sữa mọc chậm ảnh hưởng đến quá trình ăn dặm bị muộn hơn. Lúc này, ăn nhai giúp xương hàm và cơ mặt phát triển khỏe mạnh. Như vậy, nó gây ảnh hưởng xương hàm làm cho khuôn mặt không được cân đối.
Bé mọc răng chậm ba mẹ cần lưu ý điều gì?
Khi trẻ 9 tháng chưa mọc răng, bố mẹ cần bổ sung thức ăn hàng ngày của bé giàu vitamin D và canxi. Đồng thời cho trẻ tắm nắng thường xuyên giúp hấp thu canxi tốt hơn.
Mỗi giai đoạn phát triển trẻ nhu cầu dinh dưỡng sẽ thay đổi. Trẻ được 5-6 tháng tuổi, sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng phát triển cơ thể của bé. Lúc này, mẹ bắt đầu cho bé tập ăn dặm kết hợp ti sữa mẹ. Thời gian đầu, trẻ mới tập làm quen mẹ cho ăn một bữa. Sau khi bé quen dần với việc ăn dặm mẹ chuyển sang cho ăn ngày hai đến ba bữa.
Mẹ đảm bảo bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như tinh bột, đạm, chất béo, đường giúp cơ thể trẻ phát triển toàn diện. Đặc biệt trẻ nên ăn nhiều thức ăn chứa canxi thúc đẩy quá trình mọc răng sữa. Bên cạnh đó, mẹ nên duy trì cho bé uống 600 – 900ml sữa mẹ cung cấp dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa trẻ.
Ngoài ra, ba mẹ nên chọn một hoặc kết hợp các phương pháp ăn dặm khác nhau để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Thực tế, ăn dặm truyền thống chứa nhiều tinh bột giúp bé tăng cân thậm chí thừa cân. Ba mẹ có thể tham khảo cách ăn dặm khác cân bằng nhóm dinh dưỡng như tinh bộ , vitamin, chất xơ và protein cho trẻ.
Cách giúp trẻ mọc răng đúng giai đoạn phát triển
Với trẻ mọc răng chậm không đúng giai đoạn phát triển có thể khắc phục được. Đa số nguyên nhân được thống kê đều do cơ thể thiếu vitamin D và canxi.
Vì vậy, giúp trẻ mọc răng sữa đúng theo giai đoạn phát triển thì lúc mẹ mang bầu bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Nên dùng những thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D. Bên cạnh đó, sử dụng thực phẩm chức năng theo đơn bác sĩ chỉ định trong thời gian thai kỳ.
Ngoài ra, khi trẻ ăn dặm ba mẹ thường xuyên cho trẻ đến nha khoa kiểm tra răng miệng định kỳ. Đặc biệt,vệ sinh hàng ngày trẻ bằng gạc, sau khi trẻ ăn uống cho trẻ uống nước lọc để loại bỏ mảng bám trong khoang miệng.
Như vậy, bài viết trên giúp trả lời câu hỏi trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không. Hy vọng, những thông tin hữu ích này giúp ba mẹ cân bằng chất dinh dưỡng, chăm sóc tốt trẻ giúp bé mọc răng sớm. Nếu ba mẹ cần tư vấn thêm liên hệ chúng tôi qua số hotline hoặc đến trực tiếp cơ sở theo thông tin sau được tư vấn tận tình nhé
Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2, Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255
Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hotline: 02866.7677.468
Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn
Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn
TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC