Viêm nha chu bệnh học xảy ra phổ biến trong đời sống hằng ngày. Thế nhưng, nhiều người vẫn rất thờ ơ trước nguy cơ mắc bệnh lý này. Có thể, họ vẫn chưa nhận thức đầy đủ về những hậu quả mà nó gây ra. Để trang bị thêm kiến thức về bệnh lý này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Tổng quan về mô nha chu
Nhiều người cho rằng, để răng cố định trên hàm hoàn toàn nhờ vào chân răng. Trên thực tế, cần đến rất nhiều bộ phận khác nhau hỗ trợ nhau chống đỡ cho răng. Chúng được xem là hệ thống nâng đỡ răng trên hàm hay được gọi là mô nha chu. Mô nha chu hoàn chỉnh gồm 4 bộ phận chính:
Nướu
Đây là bộ phận rất quen thuộc và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nướu khỏe mạnh sẽ có màu hồng, sờ có cảm giác cứng. Có thể bạn chưa biết rằng nướu có hai loại chính: nướu rời và nướu dính.
- Nướu rời là phần nướu tiếp giáp với răng, có độ cao khoảng 1 mm. Các thiết bị y tế có thể dịch chuyển nướu rời trong quá trình thăm khám.
- Nướu dính nằm sát cạnh nướu rời. Là phần nướu bao phủ toàn bộ hệ thống hàm mà chúng ta vẫn thường thấy.
Dây chằng nha chu
Đây là một hệ thống dạng sợi làm nhiệm vụ kết nối các bộ nhận của mô nha chu. Cụ thể là nó giúp tạo nên sự liên hệ giữa hai bộ phận lớp xê măng chân răng và xương ổ răng. Ngoài ra, dây chằng nha chu còn có vai trò quan trọng trong việc tạo ra xúc giác trên miệng.
Xê-măng chân răng
Giữa răng và xương ổ sẽ tồn tại một khoảng cách đủ cho bộ phận này làm nhiệm vụ của mình. Chúng có hàm lượng khoáng khá cao, bao bọc xung quanh răng. Tuy nhiên, sẽ được chừa một lỗ nhỏ để mạch máu và dây thần kinh chuyển tiếp đến tủy để nuôi răng.
Xương ổ răng
Bộ phận này đóng vai trò quan trọng không thua kém gì chân răng. Cấu trúc cứng cáp của nó hỗ trợ hiệu quả quá trình giữ vững răng. Phần xương ổ răng sẽ bao quanh phần gốc răng, làm điểm tựa để răng đứng thẳng. Đồng thời, xương ổ răng cũng tồn tại rất nhiều lỗ để mạch máu đi qua. Điều này giúp quá trình nuôi dưỡng răng diễn ra một cách bình thường.
Viêm nha chu bệnh học là gì?
Những bộ phận đã được đề cập ở trên hỗ trợ tốt cho khả năng cố định của răng. Sự phối hợp của chúng càng hiệu quả, răng càng khỏe mạnh và đứng vững trên hàm. Tuy nhiên, dưới sự tác động của viêm nha chu bệnh học, cấu trúc này có thể bị phá vỡ. Viêm nha chu bệnh học làm mất đi liên kết giữa các bộ phận của mô nha chu với răng. Từ đó khiến răng lỏng lẻo và dẫn đến nguy cơ mất răng.
Nguyên nhân viêm nha chu bệnh học
Tác nhân gốc dẫn đến bệnh lý này được tìm thấy đó chính là do vi khuẩn. Chúng không gây ra tình trạng viêm nhiễm ngay lập tức. Chúng tồn tại trong các mảng bám, chuyển đổi những mảng bám này thành cao răng để có nơi trú ngụ cố định hơn. Từ đây, vi khuẩn mới bắt đầu tấn công gây ra viêm nướu và dẫn đến viêm nha chu bệnh học nếu không được điều trị đúng lúc.
Giai đoạn phát triển viêm nha chu bệnh học
Có thể thấy, vi khuẩn tác động lên răng theo từng bước. Biểu hiện viêm nhiễm xuất phát từ nướu có thể lan sang các bộ phận khác khiến chúng dần bị ảnh hưởng. Mỗi giai đoạn được biểu hiện bằng các triệu chứng khác nhau:
- Giai đoạn 1: Vi khuẩn tồn tại ở mảng bám tiếp tục hình thành cao răng để có không gian sinh sống cố định.
- Giai đoạn 2: Vi khuẩn lây lan sang nướu dẫn đến tình trạng viêm nướu. Nướu không còn khỏe mạnh thì sưng phồng lên và đổi màu.
- Giai đoạn 3: Tình trạng nặng hơn của viêm nướu là mủ và vi khuẩn xuất hiện tại vị trí sưng. Từ đây hình thành nên túi nha chu, đánh dấu răng chính thức bị viêm nha chu bệnh học.
- Giai đoạn 4: Sau một thời gian bị xâm nhập và tấn công, các cấu trúc mô nha chu bị tàn phá. Lúc này, răng đối diện với tình trạng lung lay và nặng hơn thì có thể mất răng.
Hậu quả viêm nha chu bệnh học
Dù là bệnh lý gì đi nữa nó cũng sẽ để lại những hậu quả nhất định. Với nha chu, mức độ ảnh hưởng của nó có thể khiến bạn đối diện với tình trạng mất răng. Kèm theo đó là những ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân khác.
Gây mất răng
Mức độ nghiêm trọng nhất bạn phải trải qua khi mắc nha chu là mất răng. Có thể thấy, khi những cấu trúc nâng đỡ đã hết tác dụng, chúng khiến răng trở nên lỏng lẻo. Những chiếc răng lung lay cản trở rất lớn đến quá trình ăn uống. Tùy vào mức độ, chúng có thể tự rụng hoặc tác động để nhổ bỏ.
Chịu đựng những cơn đau dai dẳng
Viêm nhiễm luôn đi kèm với những cơn đau dai dẳng. Chúng ta luôn phải chịu đựng chúng trong suốt quá trình từ viêm nướu đến khi hình thành các túi nha chu. Không những thế, cảm giác cộm do sưng nướu cũng ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai của hàm. Đau mỗi lúc cử động miệng khiến bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi và chán ăn.
Ảnh hưởng sức khỏe toàn thân
Bạn đã từng nghe các bệnh tim mạch và tiểu đường có nguồn gốc từ nha chu chưa? Theo nhiều nghiên cứu, những ai mắc bệnh nha chu thì có nguy cơ mắc các bệnh này cao hơn người bình thường. Viêm nha chu sẽ nguy hiểm nhất đối với phụ nữ mang thai vì có thể dẫn đến sinh non và con thiếu cân.
Xem thêm: Viêm nha chu mãn tính là do đâu?
Điều trị viêm nha chu bệnh học như thế nào?
Với các triệu chứng và hậu quả đã được đề cập, việc điều trị nha chu sẽ diễn ra như thế nào? Quá trình điều trị có cần đến các kỹ thuật khó không hay có thể điều trị tại nhà?
Điều trị viêm nha chu bệnh học ở nhà
Nếu phát hiện sớm và chữa trị trong giai đoạn viêm nướu thì chữa ở nhà là khả quan. Tuy nhiên, điều cần thiết nhất vẫn là đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa trước. Bên cạnh các loại thuốc được chỉ định, có nhiều phương pháp dân gian mà bạn có thể dùng để khắc phục viêm nướu.
Điều trị viêm nha chu bệnh học bằng phẫu thuật
Ngoài viêm nướu, các biểu hiện xuất hiện sau này đều mang lại những hậu quả nhất định cho răng. Hầu hết, chúng cần nhờ đến các biện pháp phẫu thuật để khắc phục hậu quả.
- Biểu hiện túi nha chu: Vì chúng chứa toàn những thứ độc hại, có nguy cơ xâm nhập sâu vào răng nên cần được xử lý. Phẫu thuật nhằm hút mủ và vi khuẩn ra khỏi túi nha chu. Đồng thời, khử trùng sạch vùng viêm nhiễm.
- Biểu hiện tụt lợi: Đây là phẫu thuật tái tạo lại mô mềm che phủ răng. Vùng nướu rời sẽ được khôi phục nhằm ôm chắc vào răng và ngăn cản sự tác động của vi khuẩn vào chân răng.
- Biểu hiện răng lung lay: Lúc này, mô xương đã bị ảnh hưởng ít nhiều. Việc tái tạo lại hệ thống mô xương hoàn chỉnh có ý nghĩa lớn khôi phục lại sự vững chắc của răng trên hàm.
Những thông tin trên về viêm nha chu bệnh học để chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của mô nha chu. Từ đó, có những biện pháp đề phòng hiệu quả, tránh khỏi việc mắc viêm nha chu. Bạn xuất hiện các biểu hiện bất thường trên nướu nhưng không biết có phải viêm nha chu hay không? Hãy gọi đến hotline của Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO để được nhận tư vấn từ nha sĩ.
Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2, Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255
Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hotline: 02866.7677.468
Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn
Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn
TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC