Chân răng implant được chế tạo từ loại vật liệt gì? Quy trình cấy ghép ra sao? Đó chính là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ mọi người. Hãy để Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO giải đáp thật chi tiết những câu hỏi này cho bạn trong bài viết dưới đây nhé!
Vật liệu chế tạo nên chân răng implant
Mục đích chính của chân răng implant là dùng để thay thế chân răng thật đã mất. Cho nên, vật liệu chế tạo implant cần có độ kháng mài mòn cao, cứng chắc. Bên cạnh đó, cũng phải tương hợp sinh học, dễ tạo hình và dễ tiệt trùng. Về cơ bản, có 3 loại vật liệu dùng để chế tạo implant là kim loại và hợp kim của chúng (điển hình là titanium), sứ và Carbon, polymer.
Tuy nhiên, titanium là vật liệt chế tạo trụ implant được ưa chuộng hơn cả bởi những đặc tính sau:
- Trọng lượng siêu nhẹ: Nên khi được dùng chế tạo trụ implant sẽ cho cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái. Không gây cảm giác nặng nề như những loại vật liệu làm chân răng implant khác.
- Độ bền cao: Vì là loại vật liệu có tính trơ nên không dễ gì bị oxy hóa bởi nước bọt trong khoang miệng. Thêm vào đó, là khả năng chịu lực tốt. Bệnh nhân có thể ăn bất cứ loại thức ăn dai, cứng nào mà bệnh nhân muốn. Không hề gây hư hao hay nứt vỡ trụ implant.
- Tương thích sinh học tốt: Tăng nhanh quá trình tích hợp xương trong thời gian sớm nhất để giữ vững cho toàn bộ chân răng implant. Tuy có gây ra một số phản ứng nhất định cho cơ thể nhưng rất ít. Và hầu như không có nguy hiểm nào cho sức khỏe người bệnh.
- Mang lại giá trị thẩm mỹ cao: Trụ implant có độ sáng bóng rất tự nhiên, màu sắc đẹp. Khi phục hình xong không khác gì răng thật. Giúp mọi người có thể tự tin giao tiếp, cười nói với mọi người xung quanh.
Quy trình cắm chân răng implant như thế nào?
Tại Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO, quy trình cắm chân răng implant diễn ra tuần tự theo từng bước như sau:
Bước 1: Thăm khám, tư vấn về trồng chân răng implant
Trước khi quyết định cấy ghép implant, bệnh nhân nên đến nha khoa. Để các bác sĩ ở đây thăm khám tình trạng răng miệng của bản thân. Nếu đủ điều kiện phẫu thuật chân răng implant, bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn thêm và yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Bước 2: Thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng
Trong xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân sẽ chụp X- quang quanh chân răng implant. Và làm các xét nghiệm sinh hóa để loại trừ các yếu tố chống chỉ định trong quá trình cấy ghép.
Bước 3: Lập kế hoạch điều trị
Tiếp theo, bác sĩ sẽ chuẩn đoán, tiên lượng và xác định kích thước, góc độ, vị trí cấy ghép implant. Sau đó, sẽ lập kế hoạch điều trị tiền phục hình và phục hình trên chân răng implant cho bệnh nhân.
Bước 4: Tiến hành nhổ răng
Bác sĩ thực hiện bóc tách niêm mạc màng xương để quan sát tốt vị trí nhổ răng. Tránh gây sang chấn tại ổ nhổ. Khi nhổ răng xong sẽ nạo sạch các ổ viêm, u hạt tại ổ nhổ răng.
Bước 5: Phẫu thuật cắm chân răng implant
Phẫu thuật cắm chân răng implant gồm 5 bước nhỏ sau:
- Sát khuẩn trong và ngoài miệng cho bệnh nhân
- Gây tê
- Xác định vị trí cắm
- Khoan và đặt implant
- Lắp trụ lành thương
Bước 6: Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ
Sau khi phẫu thuật chân răng implant xong, bác sĩ sẽ tư vấn về cách ăn uống và vệ sinh răng miệng cho người bệnh. Bệnh nhân cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn đó. Và quay lại để tái khám định kỳ theo chỉ định. Để bác sĩ có thể theo dõi chính xác mức độ vững ổn của răng implant mới cấy ghép.
Trên đây là những chia sẻ về vật liệu chế tạo và quy trình cắm chân răng implant. Nếu bạn còn thắc mắc điều gì, đừng ngần ngại liên hệ qua số Hotline hiện trên màn hình để Nha khoa Sài Gòn XO tư vấn kỹ lưỡng hơn nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2, Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255
Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hotline: 02866.7677.468
Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn
Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn
TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC