Ghép xương răng là gì? Nó có bao nhiêu phương thức? Và khi thực hiện ghép xương có đau không? Đó đều là những câu hỏi thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân. Vậy nên, trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng với Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO đi tìm hiểu tất tần tật về kỹ thuật này nhé!
Ghép xương răng là gì? Những trường hợp cần ghép xương?
Như các bạn cũng đã biết, nếu mật độ xương hàm thấp thì trụ implant sẽ khó có thể tích hợp được. Chưa kể, với những người gặp tình trạng xương hàm bị tiêu biến thì cũng hoàn toàn không có khả năng thực hiện được ca phẫu thuật cấy ghép implant. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện ghép xương răng trước.
Thực chất, đây là một thủ thuật bóc tách niêm mạc lợi. Rồi tiến hành ghép thêm xương vào bên trong xương hàm. Với mục đích là làm tăng mật độ xương, giúp xương hàm có thể giữ vững được trụ implant. Và đẩy nhanh tiến độ tích hợp trụ với xương hàm.
Những trường hợp được chỉ định để cấy ghép xương răng là:
- Khách hàng đang có ý định cấy ghép implant tức thì sau nhổ răng. Nghĩa là sau khi bạn nhổ răng, bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện ghép xương răng luôn. Để bảo vệ được xương hàm không bị tiêu sau này. Đồng thời, phương pháp cũng sẽ giúp tiết kiệm được chi phí và thời gian cho người bệnh do chỉ cần một lần phẫu thuật. Vì bác sĩ chỉ cần ghép xương ngay tại vị trí nhổ răng.
- Khách hàng bị mất răng lâu năm, chất lượng xương hàm kém, không đủ vững chãi và ổn định để giữ trụ. Thì chắc chắn sẽ phải thực hiện ghép xương răng trước khi cấy ghép implant.
Ghép xương răng có bao nhiêu phương thức?
Hiện nay, ghép xương răng có 4 phương phức phổ biến:
Ghép xương răng tự thân
Ghép xương răng tự thân là kiểu ghép xương được lấy từ một vị trí giải phẫu khác của chính bản thân người cần được ghép. Vùng cho xương ghép có thể từ: sống hàm, lồi củ xương hàm trên, xương mác, xương sọ, xương cằm, xương vùng cành cao của xương hàm dưới, xương mào chậu, xương sườn…
Vì xương được lấy ra từ trong cơ thể của bênh nhân nên nó có ưu điểm là loại trừ được nguy cơ lây nhiễm chéo, ít bị thải ghép, nhanh lành thương v.v.. Đây là tiêu chuẩn khó đạt được đối với các vật liệu ghép đồng loại hoặc dị loại.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại mô ghép này là cho lượng xương hạn chế. Bệnh nhân phải chịu tổn thương nhiều vị trí cùng lúc, mất nhiều máu, thời gian phẫu thuật có thể kéo dài và để lại di chứng vùng cho ghép xương răng.
Ghép xương tại vùng ghép bằng vật liệu tổng hợp thay thế xương
Kỹ thuật ghép xương răng này còn được gọi với tên ngắn gọn là ghép xương nhân tạo. Vì nó sử dụng nhiều nguyên liệu nhân tạo khác nhau để ghép vào những vị trí khiếm khuyết xương. Vật liệu tổng hợp hầu như chỉ đạt tích hợp xương và dẫn tạo xương.
Ưu điểm của các vật liệu vật liệu tổng hợp là số lượng không hạn chế, sử dụng tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, khuyết điểm của vật liệu tổng hợp là cơ thể nhận ghép luôn luôn có phản ứng thải trừ vật ghép. Bởi hầu hết các vật liệu thay thế xương có hoạt tính sinh học còn hạn chế. Vì vậy, vật liệu này chỉ là giải pháp thay thế một phần cho các trường hợp mất xương. Bên cạnh đó, ghép xương nhân tạo còn cần thời gian lâu hơn và tổng số xương được hình thành ít hơn.
Ghép xương đồng loại
Ghép xương đồng loại là kiểu ghép xương được lấy từ cơ thể người khác. Thông thường sẽ lấy từ người đã chết, người tình nguyện hiến tặng. Hoặc từ các trường hợp phẫu thuật gãy xương mà người cho xương đồng ý.
Ghép xương đồng loại có những ưu điểm như: đáp ứng được tích hợp xương, tính dẫn xương, có khả năng kích tạo xương yếu. Đặc biệt, số lượng mô ghép đủ để điều trị cho những chấn thương lớn. So với ghép xương tự thân, bệnh nhân không bị phẫu thuật lấy xương nên tránh được di chứng tại vùng cho ghép.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức ghép xương răng này là không đồng nhất về mặt di truyền với cơ thể nhận ghép. Dẫn đến một loạt các phản ứng thải ghép ở người nhận. Đồng thời, mô ghép đồng loại còn có nguy cơ lây nhiễm chéo, không có khả năng tạo xương và tốn kém.
Ghép xương dị loại
Ghép xương dị loại là kiểu ghép xương được lấy từ cơ thể của một loài động vật khác. Ví dụ như bò, lợn… Ưu điểm của loại này là có khả năng sản xuất với số lượng lớn. Nên chi phí ghép xương thuộc dạng rẻ nhất trong 4 phương thức. Tuy nhiên, có nhược điểm của phương pháp ghép xương răng này là phản ứng thải ghép rất mạnh. Vì vậy mô ghép càng phải được xử lý rất kỹ theo quy trình. Đảm bảo sự vô trùng và đạt được tiêu chuẩn tương hợp sinh học. Mô ghép xương dị loại được sử dụng phổ biến hiện nay là loại xương bò đông khô khử khoáng.
Phẫu thuật ghép xương có đau không?
Trước khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được các bác sĩ gây tê. Rồi các mới bắt đầu bóc tách niêm mạc và thực hiện ghép xương răng. Cho nên, trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau đớn nào. Tuy nhiên, khi hết thuốc tê, bạn sẽ cảm thấy đau nhức. Cảm giác này khá bình thường sau quá trình phẫu thuật cấy ghép implant. Nên bạn hoàn toàn yên tâm nhé! Nếu thấy đau quá và không thể chịu đựng nổi, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ. Và có thể bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc giảm đau an toàn với cơ thể. Và không làm ảnh hưởng đến vết thương để giúp cơn đau qua nhanh hơn.
Lời khuyên trước và sau khi ghép xương răng
Để có một cuộc phẫu thuật ghép xương răng thành công, người bệnh nên chú ý những điều sau:
- Trước khi ghép xương, hãy điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi, viêm nướu. Bên cạnh đó, bạn cũng phải cai được các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia ít nhất 2 tuần để giữ cho khoang miệng sạch sẽ cho phẫu thuật được diễn ra thuận lợi.
- Sau phẫu thuật, bạn phải tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn của bác sĩ. Như về dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, cách vệ sinh răng miệng khoa học. Hoặc là những loại thức ăn nên ăn sau khi thực hiện ghép xương. Đặc biệt, nên hạn chế khạc, nhổ mạnh. Và không nên dùng lưỡi hoặc dị vật chạm vào vùng cấy ghép để tránh gây viêm nhiễm.
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Sài Gòn XO về phẫu thuật ghép xương răng. Hy vọng qua bài viết này, mọi người đã có thể mở rộng thêm hiểu biết của mình về kỹ thuật ghép xương trong cấy ghép implant. Nếu cần tư vấn điều gì, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2, Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255
Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hotline: 02866.7677.468
Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn
Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn
TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC