Bé trong giai đoạn đầu đời chưa thể tự ý thức để chăm sóc bản thân. Thế nên, các dấu hiệu bất thường có khả năng cao xảy đến với bé trong độ tuổi này. Quý phụ huynh trên hết phải là người đồng hành cùng bé. Chuẩn bị những kiến thức cần thiết để đảm bảo bé phát triển thuận lợi. Trong bài viết này, quý phụ huynh sẽ được thông tin về việc bé 2 tuổi bị viêm nha chu. Bao gồm nguyên nhân, biểu hiện và những ảnh hưởng của nó đến cho con.
Đặc điểm răng của bé 2 tuổi
Đây là khoảng thời gian dành cho 4 chiếc răng số 5 xuất hiện. Điều này đồng nghĩa với cấu trúc hàm tạm thời của bé về cơ bản đã gần hoàn thiện. Bé bước vào độ tuổi này là lúc trên hàm của bé sắp được lấp đầy bởi những chiếc răng sữa. Đồng thời, bé cũng đã có thể thực hiện được các chức năng ăn uống thông thường.

Số lượng răng sữa
Lúc này, ít nhất, bé sẽ có 16 chiếc răng hỗ trợ cho các hoạt động khác nhau của miệng. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào thời gian mọc răng mà số lượng răng chênh lệch ít nhiều. Nhìn chung, giai đoạn này, hàm răng sữa đã dần ổn định.
Chức năng của răng sữa
Ở độ tuổi này, chắc chắn bé đã trải qua quá trình ăn dặm. Thế nên, bé 2 tuổi đã có thể ăn uống được bình thường với các loại thức ăn dai, cứng và to hơn. Tuy bé 2 tuổi vẫn còn thiếu sự xuất hiện của 4 chiếc răng hàm cuối cùng, bé vẫn thực hiện tốt chức năng ăn nhai. Cùng với đó, do hàm răng đã bước vào giai đoạn dần ổn định, vị trí của răng cũng đi vào khuôn khổ. Lúc này, vị trí của răng vĩnh viễn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào vị trí hiện tại của những chiếc răng sữa.
Bé 2 tuổi bị viêm nha chu
Vì chưa thể có ý thức tự chăm sóc bản thân, bé dễ bị tấn công bởi những bệnh lý về răng. Bé 2 tuổi có thể đối diện với các nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng khác nhau. Trong đó, viêm nha chu là một hiện tượng khá phổ biến.

Nguyên nhân bé 2 tuổi bị viêm nha chu
Tác nhân trực tiếp nhất khiến răng bé mắc phải bệnh lý này là do vi khuẩn. Thế nên, chỉ cần vi khuẩn hình thành trong miệng thì khả năng cao sẽ kèm theo tình trạng viêm nha chu. Vi khuẩn được sản sinh ra bằng nhiều cách khác nhau. Từ đó có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến bé 2 tuổi bị viêm nha chu cũng sẽ khác nhau.
Đề kháng kém
Mọi sự xâm nhập của các tác nhân có hại thuận lợi nhất là lúc sức khỏe của bé không được đảm bảo. Riêng với răng, việc không đảm bảo được sức đề kháng là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào răng bé. Hệ thống miễn dịch không chống chịu được khiến vi khuẩn phát triển mạnh. Tấn công răng khiến viêm nha chu xảy ra.

Thói quen ăn uống không lành mạnh
Các thực phẩm chứa nhiều đường là nguyên nhân lớn nhất khiến xảy ra tình trạng này. Càng thuận lợi hơn so sự phát triển của vi khuẩn khi bé có xu hướng thích ăn đồ ngọt trong giai đoạn này. Bánh, kẹo, nước có ga,… đều là những loại thực phẩm tạo môi trường tốt cho sự sinh sôi của vi khuẩn.

Vệ sinh răng miệng không đảm bảo
Gần có một hàm răng sữa hoàn chỉnh, bé 2 tuổi có thể ăn nhiều đồ ăn khác nhau. Cần thiết quý phụ huynh phải tập cho bé làm quen với đánh răng. Cách đánh răng và số lần đánh răng cũng ảnh hưởng lớn đến vệ sinh răng miệng của bé. Bé ăn đồ ngọt, những mảng bám bám lại trên răng nếu không vệ sinh kịp thời sẽ dẫn đến viêm nha chu.
Thói quen xấu
Bên cạnh ăn uống không đảm bảo, bé trong độ tuổi này cũng tồn tại nhiều tật xấu. Tất cả chúng đều tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Những thói quen xấu cho răng miệng có thể kể đến như mút tay, ngậm, gặm các đồ dùng khác nhau,… Chính những thói quen này khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào khiến viêm nha chu xảy ra.
Biểu hiện bé 2 tuổi bị viêm nha chu
Bệnh lý khác nhau làm xuất hiện các hiện tượng không giống nhau. Thế nên, phải dựa trên những đặc trưng cơ bản nhất để xác định bé đang mắc bệnh lý gì trên răng. Bé 2 tuổi bị viêm nha chu không khó để phát hiện. Tùy thuộc vào từng mức độ mà có các biểu hiện khác nhau.
Mảng bám và cao răng xuất hiện ở bé 2 tuổi bị viêm nha chu
Những biểu hiện này cho thấy rằng bé đang ở mức độ đầu của viêm nha chu. Ở mức độ này, các dấu hiệu dường như rất khó phát hiện. Nó không gây ra các cơn đau hay bất cứ hiện tượng nào ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé. Khi những mảng bám tích tụ nhiều dần hình thành cao răng. Cao răng đổi sang màu nâu hoặc đen thì mới dễ dàng nhận biết là bé đã bị viêm nha chu.

Lợi sưng, đau và hình thành túi nha chu
Quý phụ huynh nếu nhận thấy dấu hiệu này ở con thì con đã nằm trong giai đoạn tiếp theo. Chuyển tiếp sang mức độ khác, cao răng không chỉ là mảng bám trên răng nữa. Nó bắt đầu gây ra các tổn thương cho lợi. Trong đó sưng đau là triệu chứng thường gặp nhất. Sưng đau kéo dài khiến cho phần lợi tách phần chân răng ra. Đây chính là thời điểm thuận lợi nhất mà vi khuẩn tấn công chân răng. Dẫn đến biểu hiện của giai đoạn tiếp theo.

Bé 2 tuổi bị viêm nha chu có chân răng bị lung lay
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng đây là biểu hiện tự nhiên khi bé chuẩn bị rụng răng. Nhưng thật ra, với bé 2 tuổi thường chưa thể xảy ra quá trình này được. Khả năng rất cao là bé đã bị viêm nha chu. Vì vi khuẩn tấn công vào chân răng – phần giúp chiếc răng đứng vững, khiến nó trở nên yếu và làm cho răng lung lay. Răng lung lay nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào bé 2 tuổi bị viêm nha chu nặng hay nhẹ.
Xem thêm: Nên khám răng trẻ em khi nào tốt nhất?
Bé 2 tuổi bị viêm nha chu có ảnh hưởng gì không?
Chúng ta thấy rằng, mọc răng vẫn tiếp diễn sau khi bé được 2 tuổi. Tuy chưa hoàn thành quá trình này, vì còn thiếu răng số 5 nhưng đa số những chiếc răng sữa đã lấp đầy hàm. Vai trò của răng sữa trong giai đoạn này cũng đã được đề cập ở trên. Vậy khi bé bị viêm nha chu thì có ảnh hưởng đến quá trình mọc răng trong giai đoạn này hay không?

Ảnh hưởng đến các răng khác
Khả năng lây lan của các bệnh lý trên răng sữa rất nhanh, vì chúng có cấu trúc yếu. Thế nên, rất dễ hiểu khi một chiếc răng xuất hiện viêm nha chu thì những chiếc xung quan cũng ảnh hưởng ít nhiều. Không những thế, việc lung lay không tự nhiên khiến chân răng sữa bị giữ lại trên lợi. Về sau ảnh hưởng đến vị trí của những chiếc răng vĩnh viễn. Đến nha khoa để giải quyết viêm nha chu là điều mà cha mẹ nên cần làm cho con.
Ảnh hưởng đến chế độ ăn uống
Ở giai đoạn thứ 2, không những lợi của bé tổn thương mà còn kéo theo cả chế độ ăn uống cũng thay đổi. Sự kéo dài của tình trạng sưng, đau khiến bé chán ăn. Quá trình hấp thu dinh dưỡng trở nên yếu ớt hơn trong giai đoạn này. Đồng thời, khi răng lung lay, bé khó có thể thực hiện được chức năng ăn nhai bình thường.
Với những thông tin trên, quý phụ huynh đã có thể nhận biết được khi nào bé 2 tuổi bị viêm nha chu. Đồng thời, biết được những nguyên nhân để tìm cách khắc phục. Biết được hậu quả để có các biện pháp phòng tránh cho con. Với bất kỳ thắc mắc nào khác, mời cha mẹ gọi về hotline của Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO để được tư vấn kịp thời.
Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2, Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255
Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hotline: 02866.7677.468
Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn
Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn
TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC