Bé bị viêm nha chu là vấn đề khiến rất nhiều các bậc phụ huynh lo lắng. Vậy thì nguyên nhân gây ra bệnh viêm nha chu ở trẻ nhỏ là gì? Và cách điều trị viêm nha chu dứt điểm ở trẻ ra sao? Để được giải đáp được những câu hỏi này, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO nhé!
Những nguyên nhân khiến bé bị viêm nha chu
Bệnh viêm nha chu bây giờ không chỉ xuất hiện ở người lớn. Mà nguy cơ trẻ nhỏ gặp phải cũng rất cao. Vậy nguyên nhân do đâu khiến bé bị viêm nha chu? Dưới đây là 4 nhóm tác nhân chính mà các bậc cha mẹ nên chú ý:
Chưa có ý thức vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Đa số các bé dưới 7 tuổi đều chưa nhận thức được việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Nếu bố mẹ lơ là việc làm sạch răng cho trẻ, không hướng dẫn bé vệ sinh răng đúng cách. Thì chắc chắn sẽ thức ăn thừa sẽ đọng lại trên kẽ răng. Để lâu ngày sẽ trở thành nơi tích tụ vi khuẩn, khiến các mảng bám ố vàng hình thành. Những mảng bám này sẽ gây kích thích nướu của bé. Làm nướu bé bị sưng tấy đỏ lên. Nghiêm trọng hơn là xuất hiện các nốt mưng mủ trên nước. Khiến bé đau đớn và không thể ăn uống được gì.
Ăn quá nhiều đồ ngọt
Nguyên nhân thứ 2 khiến bé bị viêm nha chu là do bố mẹ cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt. Việc tiêu thụ nhiều đồ ngọt sẽ khiến cho vi khuẩn trong khoang miệng của bé tiết ra nhiều axit để tiêu hóa hết lượng đường có trong đồ ngọt mà bé ăn vào. Điều này đồng nghĩa với việc lớp men răng sẽ dần bị bào mòn bởi axit. Từ đó, vi khuẩn có hại sẽ dễ dàng tấn công và gây nên bệnh viêm nha chu ở trẻ.
Có những thói quen xấu hại răng
Trẻ nhỏ thường hay có những thói quen xấu như mút tay, ngậm tay vào miệng hoặc ngậm những đồ vật xung quanh. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến bé bị viêm nha chu. Bởi việc cho tay hay các đồ vật xung quanh vào miệng sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn dễ dàng lây lan hơn. Không chỉ là vi khuẩn gây ra bệnh viêm nha chu. Mà còn là rất nhiều các bệnh lý khác.
Sức đề kháng kém
Đa số trẻ nhỏ đều có sức đề kháng kém. Nên khi vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu khởi phát, hệ miễn dịch của trẻ hầu như không thể chống chọi được trước sự tấn công này. Do vậy, điều hiển nhiên là bé bị viêm nha chu. Và nếu vi khuẩn có cơ hội cộng hưởng thêm các yếu tố khác, phản ứng viêm sẽ diễn ra dữ dội hơn rất nhiều.
Xem thêm:Nguyên nhân bị nha chu là từ đâu? Cách giải quyết tình trạng viêm nha chu là gì?
Bé bị viêm nha chu nên điều trị như thế nào?
Bé bị viêm nha chu là một chứng bệnh hết sức nguy hiểm hiện nay. Mà các bậc phụ huynh không nên coi thường. Khi nhận thấy bé có những dấu hiệu bất thường ở nướu và răng, bố mẹ nên đưa trẻ ngay đến nha khoa uy tín để bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh. Nếu mức độ viêm nhiễm không nặng, bé chỉ cần cạo vôi răng và dùng thuốc kháng sinh được kê bởi bác sĩ là hết.
Tuy nhiên, với một số trường hợp viêm nha chu nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị dứt điểm bệnh cho bé. Một số dạng phẫu thuật mà bé bị viêm nha chu phải trải qua là:
- Phẫu thuật cắt bỏ túi nha chu: Các bác sĩ sẽ dùng dao rạch các túi nha chu để lấy hết mủ ra ngoài. Sau đó, sẽ loại bỏ các mảng bám cứng đầu trên răng. Và thực hiện làm sạch răng.
- Phẫu thuật ghép xương dành cho những em bé bị viêm nha chu kèm biến chứng răng bị lung lay. Việc ghép xương sẽ giúp cho răng được níu giữ vững chắc hơn. Giúp bé tránh được nguy cơ mất răng quá sớm.
- Phẫu thuật kích thích xương phát triển là một dạng phẫu thuật tương tự với ghép xương. Nhưng nó đòi hỏi kỹ thuật cao hơn rất nhiều. Đồng thời, nha khoa thực hiện phải có máy móc, thiết bị hiện đại. Thì mới đảm bảo cho ca phẫu thuật thành công.
Có thể phòng ngừa viêm nha chu ở trẻ nhỏ không?
Dù bệnh lý viêm nha chu hết sức nguy hiểm nhưng bố mẹ có thể chủ động phòng ngừa cho bé bằng những cách sau:
Hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng đúng cách
Biết rằng nguyên nhân hàng đầu khiến bé bị viêm nha chu là do mảng bám của thức ăn thừa sót lại. Điều này là do bé không biết vệ sinh răng miệng đúng cách. Vậy nên, bố mẹ có thể hướng dẫn cách làm sạch răng hằng ngày bằng bàn chải, chỉ nha khoa. Hoặc nước súc miệng chuyên dụng dành cho trẻ em.
Vì bé chưa có nhiều ý thức về vấn đề vệ sinh răng. Nên bố mẹ hãy đứng bên nhắc nhớ bé thực hiện theo. Như vậy, cách làm này mới có hiệu quả.
Cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Trong chế độ ăn hằng ngày của bé, việc cho bé ăn đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp tăng sức đề kháng cho bé. Giúp hệ miễn dịch của bé có thể chống chọi được với các loại vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài. Bên cạnh đó, nên bổ sung cho bé những loại thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, tôm, cá để giúp xương và răng của bé thêm chắc khỏe. Có thể cho bé tắm nắng buổi sớm để hấp thu thêm vitamin D. Giúp chuyển hóa canxi tốt hơn.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên hạn chế cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt như nước ngọt có gas, bánh, kẹo, socola,… trong ngày. Vì chúng là nguyên nhân trực tiếp khiến bé bị viêm nha chu. Và đồng thời gặp nhiều bệnh lý về răng miệng khác. Đặc biệt, cũng không nên cho bé ăn trước khi đi ngủ. Nó không chỉ gây hại cho răng mà còn khiến bé bị đau dạ dày. Nên nếu có ăn thì nên cho bé súc miệng ngay để bảo vệ răng cho bé.
Đưa bé đến gặp nha sĩ 2 lần mỗi năm
Việc đưa bé đến gặp nha sĩ để thăm khám định kỳ 2 lần mỗi năm là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ. Bởi thông qua việc thăm khám thường xuyên, các bác sĩ sẽ nhận biết được ngay các dấu hiệu của viêm nha chu. Không để bệnh tiến triển trong thầm lặng. Gây nên những hậu quả nặng nề về sau.
Trên đây là những nguyên nhân khiến bé bị viêm nha chu. Và cách điều trị viêm nha chu cho bé hiệu quả mà bố mẹ có thể tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết này, mọi người đã có thêm thật nhiều thông tin hữu ích trong việc chăm sóc răng miệng cho bé. Nếu còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO để nhận được câu trả lời chính xác nhất từ nha khoa nhé!
Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2, Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255
Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hotline: 02866.7677.468
Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn
Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn
TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC