Dấu hiệu mọc răng hàm ở trẻ là gì? Đây hẳn là những băn khoăn chung của những ai lần đầu làm cha mẹ. Trong bài viết này, Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO xin gửi đến bạn những thông tin quan trọng nhất của dấu heieuj mọc răng hàm ở trẻ.

Răng hàm là gì?

Răng hàm là loại răng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bộ răng chung của một đứa trẻ. Thông thường, răng hàm sẽ giữ nhiệm vụ nhai thức ăn để cơ thể bé có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng. Răng hàm của trẻ thường xuất hiện ở vị trí 3 răng cuối của hàm.

dấu hiệu mọc răng hàm ở trẻ làm sao
Răng hàm của bé

Răng sữa của trẻ em sẽ có tổng cộng 20 chiếc, trong đó có 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh và có đến 8 răng hàm. Khi bé rụng hết răng sữa thì răng vĩnh viễn sẽ mọc. Khi đó, răng vĩnh viễn sẽ có tổng cộng 32 chiếc bao gồm 8 răng hàm nhỏ và 12 răng hàm lớn.

Răng hàm trẻ em có thay không?

Răng hàm của trẻ em là loại răng có thể thay và có thể không thay. Điều này nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.

Đối với răng hàm có thay

Răng hàm có thay là trường hợp bộ răng sữa đến tuổi thì sẽ tự động lung lay. Sau thời gian lung lay khá lâu thì bộ răng sữa của bé sẽ bắt đầu rụng. Khi đó chúng sẽ dành một chỗ để cho răng vĩnh viễn sau này mọc lên. Theo nhận định của bác sĩ thì răng hàm lớn 1 và 2 của hàm trên và hàm dưới sẽ là loại răng hàm có thay. Độ tuổi để thay răng hàm ở trẻ nhỏ là 10-12 tuổi.

Răng hàm khi thay mới sẽ trở thành răng vĩnh viễn. Trong thời gian thay răng, cha mẹ cần phải bồi bổ cho con nhiều hơn. Học các bạn biện pháp để có thể giảm đau cho bé. Đặc biệt, cha mẹ không nên tự nhổ bỏ răng của bé bởi sẽ gặp những vấn đề liên quan đến răng miệng của bé. Tất cả trường hợp liên quan đến răng miệng, bạn có thể liên hệ với bác sĩ.

dấu hiệu mọc răng hàm ở trẻ
Răng hàm có thể thay

Răng hàm không thay

Những loại răng hàm không thay thường là răng hàm lớn số 3. Đây cũng là răng vĩnh viễn luôn. Loại răng này sẽ không trải qua quá trình thay răng sữa. Thông thường, thời gian nó mọc là vào độ tuổi 13. Khi đó, những chiếc răng sữa đầu đời của bé cũng đã lần lượt rụng để thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Răng hàm số 3 là răng không thay, vì vậy cha mẹ cần phải chăm sóc răng cho con thật sự cẩn trọng. Nếu răng bị sâu hoặc gặp vấn đề gì thì hãy liên hệ với bác sĩ để chẩn đoán bệnh.

Dấu hiệu mọc răng hàm ở trẻ cha mẹ cần biết

Chảy nước dãi nhiều

Chảy nước dãi nhiều là dấu hiệu cho thấy bé đang trong quá trình mọc răng hàm. Khi đó, vì khoang miệng của bé còn nhỏ và nước dãi chảy ra quá nhiều nên bé không thể nào giữ được dãi trong miệng. Đành tuông ra bên ngoài. Trong thời gian này, cha mẹ cần phải dùng gạc hoặc dẻ để lau sạch, bảo vệ khoang miệng cho con không được nhiễm khuẩn bằng cách rửa sạch sẽ tay trước khi làm điều đó.

Sốt nhẹ

Cũng như quá trình mọc răng sữa, việc mọc răng hàm cũng sẽ làm cho bé cảm thấy sốt nhẹ. Tuy nhiên lúc này bé không quá sốt như thông thường. Cha mẹ cũng không cần quá lo lắng trong giai đoạn bé mọc răng hàm mà bị sốt. Bạn có thể dùng khăn chườm lạnh để chườm lên trán bé cho bé đỡ mệt hơn.

dấu hiệu mọc răng hàm ở trẻ diễn ra sao
Bé sốt nhẹ khi mọc răng hàm

Quấy khóc

Dấu hiệu mọc răng hàm ở trẻ cũng có thể là quấy khóc. Điều này dễ thấy bởi vì răng hàm đâm vào trong nướu sẽ làm cho bé đau, bé đau thì chuyện đơn giản nhất bé làm sẽ là khóc để gây sự chú ý của người lớn.

Nhai và cắn

Nhai và cắn là dấu hiệu mọc răng hàm ở trẻ em. Nhai và cắn tích cực, tất cả các vật dụng ở trong nhà bé đều có thể cho vào miệng và cắn. Cha mẹ nên khử sạch và sát khuẩn đồ chơi nếu không vi khuẩn sẽ có cơ hội vào trong khoang miệng và gây nên những bệnh về răng cho bé.

Nướu sưng đỏ

Việc mọc răng sẽ có tác động không nhỏ đến bé. Bé có thể sẽ sưng đỏ nướu lên, nhiều khi nướu chuyển từ hồng sang đỏ và gây nên sự đau đớn cho bé.

dấu hiệu mọc răng hàm ở trẻ là sao
Nướu bé sưng đỏ khi mọc răng hàm

Chán ăn

Lúc này bé rất chán ăn. Bé làm biếng ăn, không ăn được nhiều. Đây chính là dấu hiệu mọc răng hàm ở trẻ. Cha mẹ cần quan tâm đến bé nhiều hơn vì giai đoạn này bé đang lớn, nếu như không quan tâm bé có thể sẽ bị sụt cân, thiếu kg.

Bé thức đêm

Một dấu hiệu mọc răng hàm ở trẻ cha mẹ cũng cần biết đó là bé thường xuyên thức đêm. Bé hay thức, không chịu ngủ. Cho bé ăn bé cũng không thèm ăn và thường xuyên khóc toáng lên như để bắt đền ai đó.

Bé đi tướt

Bé đi tướt cũng là dấu hiệu mọc răng hàm ở trẻ nhỏ. Nếu như cường độ đi tướt quá nhiều cha mẹ hãy nghĩ đến việc bé đang mọc răng hàm và có cách xử lý kịp thời nhất nhé.

Bé khó chịu

Bé khó chịu một cách vô cớ. Bạn không làm gì bé cũng khó chịu, bực dọc trong người. Lý do của vấn đề này là bé đang đau răng, bé mọc răng hàm nên bé sẽ đau và phải biểu lộ cảm xúc của mình ra bên ngoài cho cha mẹ biết. Trẻ con thì không biết dấu cảm xúc mà.

dấu hiệu mọc răng hàm ở trẻ là gì
Bé khó chịu khi mọc răng

Cách chăm sóc răng miệng ngăn ngừa sâu răng cho bé

Răng hàm có 2 loại có thể thay và không thể thay. Vì vậy trong quá trình chăm sóc em bé, bạn phải tìm các biện pháp để ngăn ngừa sâu răng cho bé.

Hướng dẫn bé chải răng đúng cách

Việc hướng dẫn bé chải răng đúng cách sẽ làm cho bé yêu thêm bộ răng của bé. Nên cho bé chải răng đều đặn 2 lần/ ngày. Và khi chải, nên chải từ trên xuống, chải nhẹ nhàng bằng việc mua bàn chải răng có lông mềm và kem đánh răng chứa fluor để tốt cho sức khoẻ của bé.

Xây dựng thói quen dinh dưỡng

Hãy xây dựng những thói quen dinh dưỡng cho bé. Nên cho bé ăn nhiều rau, củ, quả. Những loại thực phẩm tăng cường vitamin và khoáng chất. Nói không với các đồ vật cứng, lạnh, bánh kẹo quá nhiều khiến cho bé bị sâu răng.

Hạn chế tật xấu của bé

Bé thường có tật xấu mút tay, đẩy lưỡi, hoặc ngậm ti giả. Đây đều là những bệnh xấu có thể gây ra tình trạng sai khớp lệch cắn của bé. Bạn cần phải sửa lỗi này cho bé để bé không phạm sai lầm.

Massage răng cho bé

Cha mẹ nên học cách massage răng cho bé, để khi bé đau bạn có thể là người bạn đồng hành hỗ trợ cho bé bớt đau hơn.

Xem thêm: Thời gian mọc răng của bé là khi nào?

dấu hiệu mọc răng hàm ở trẻ cần biết
Vệ sinh răng sạch sẽ cho bé

Thăm khám bác sĩ

Thường xuyên thăm khám tại các nha khoa uy tín để kiểm tra tình trạng răng miệng. Bởi vì bệnh về răng có thể sẽ ảnh hưởng đến răng miệng của bé. Vì vậy, bạn có thể cho bé thăm khám bác sĩ định kỳ 6 tháng một lần để bé có thể kiểm tra sức khoẻ răng miệng và có được bộ răng đẹp.

Trường hợp nếu phát hiện ra bệnh về răng không vội nhỗ răng mà hãy nghĩ đến việc bảo tồn răng của bé. Sau khi răng vĩnh viễn mọc, nếu nhổ bỏ thì răng không bao giờ mọc nữa, nên người lớn cần phải thận trọng hết sức.

dấu hiệu mọc răng hàm ở trẻ ntn
Thăm khám bác sĩ đều đặn

Hi vọng, bài viết tất tần tật dấu hiệu mọc răng hàm ở trẻ cha mẹ cần biết của Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn đang cần khám nha khoa trẻ em, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thông tin chi tiết.

Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2,  Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255

Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hotline: 02866.7677.468

Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn

Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn

TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC

.
.
.
.