Răng sữa của bé bị vàng vô cùng phổ biến có thể rất hay xảy ra. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ em răng dễ bị ố vàng, xỉn màu tới vậy? Tìm hiểu ngay qua bài viết để hiểu rõ hơn, đồng thời biết thêm về cách chữa răng vàng ở trẻ cũng như cách phòng ngừa tốt nhất để bé luôn có hàm răng trắng sáng nhé.
Nguyên nhân răng sữa của bé bị vàng?
Nguyên nhân thường gặp nhất khiến răng sữa của trẻ bị vàng là do vệ sinh không kỹ, các bé tuy đã biết tự đánh răng nhưng cầm bàn chải chưa chắc tay, đánh răng với lực không đủ khiến các mảng bám vẫn còn sót lại quanh răng, dần dần khiến răng vàng hoặc sâu. Ngoài ra, nếu trẻ đã vệ sinh răng đầy đủ nhưng răng vẫn ố màu, đó có thể là do tác động của những nguyên nhân sau:
- Mẹ bầu sử dụng thuốc kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin khi mang thai, nhóm thuốc kháng sinh này có thể khiến men răng của trẻ dưới 7-8 tuổi ố màu, mức độ sẽ phụ thuộc vào liều lượng và thời gian mẹ sử dụng thuốc.
- Sử dụng các loại thuốc chứa sắt, vitamin thường xuyên đối với trẻ thường xuyên ốm, sốt trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình canxi hoá của răng, khiến men răng trẻ yếu ớt và dễ ố vàng.
- Thực đơn ăn uống nhiều đồ ăn vặt, đồ ngọt được cha mẹ chiều trẻ, đôi khi cho trẻ ăn thoải mái quá mà không được hướng dẫn chải răng và súc miệng khiến răng sữa của trẻ bị vàng và có thể lấm tấm vết sâu răng.
- Men răng yếu do di truyền cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng sữa của bé bị vàng và dễ sâu răng hơn. Cha mẹ khi phát hiện con thuộc trường hợp này cần đặc biệt lưu ý giúp trẻ chăm sóc răng sữa cẩn thận,
Khắc phục tình trạng răng sữa bị vàng cho bé theo độ tuổi
Quá trình hình thành và phát triển toàn diện của răng bé con trải qua nhiều giai đoạn tương ứng với các mốc độ tuổi khác nhau. Cùng với đó sẽ có các đặc điểm và tính chất răng cũng khác nhau sẽ quyết định tới răng bé bị ố vàng, cần phải hướng tới cách khắc phục như thế nào thì hợp lý
Trẻ dưới 1 tuổi
Ở giai đoạn này, răng của các bé mới bắt đầu mọc và rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Mặc dù, mới chỉ ăn sữa mẹ hay bột nhưng nếu không chăm sóc kỹ cũng dễ khiến răng con bị vàng. Trong thời điểm này, cha mẹ chỉ nên sử dụng nước muối để vệ sinh cho bé 2 – 3 lần/ngày.
Trẻ từ 1 – 5 tuổi
Đây là thời điểm trẻ đã bắt đầu ăn nhai các loại thực phẩm khác nhau. Do đó tình trạng răng bé bị vàng sẽ thường thấy ở độ tuổi này. Các bậc phụ huynh cần chú ý đến răng miệng của bé và điều trị vàng răng theo lời khuyên như sau:
- Hạn chế thực phẩm bám màu: Đồ ngọt, nước uống có gas sẽ khiến răng trẻ bị đổi màu nhanh hơn và còn ảnh hưởng đến sức khỏe
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Nếu trẻ chưa tự vệ sinh răng miệng được thì bố mẹ nên để ý và giúp trẻ đánh răng, súc miệng sau khi ăn và 2 lần sáng tối. Đây là cách hữu hiệu nhất hạn chế vàng răng ở trẻ trong giai đoạn này.
- Không tự ý tẩy trắng răng tại nhà: Sử dụng các cách làm trắng răng tại nhà cho bé có thể sẽ làm ảnh hưởng tới men răng, khiến răng bị vàng nhanh và nhiều hơn.
- Đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám và điều trị: Việc này giúp cha mẹ kịp thời phát hiện ra những bệnh lý răng miệng tiềm ẩn. Đồng thời. có được những lời khuyên hữu ích từ bác sĩ.
Với trẻ từ 6 – 10 tuổi
Đây là giai đoạn bé bắt đầu thay răng sữa, tuy nhiên lúc này nền răng vẫn còn tương đối yếu. Việc tác động các kỹ thuật tẩy trắng sẽ dễ làm ảnh hưởng tới men răng. Do vậy ở giai đoạn này, cha mẹ vẫn chỉ cần nhắc nhở bé vệ sinh, giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt là được.
Với trẻ trên 10 tuổi
Qua 10 tuổi thì phần lớn răng vĩnh viễn đã mọc đủ. Nền răng lúc này cũng đã tương đối chắc khỏe. Do đó bạn có thể đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để thực hiện chữa vàng răng theo một số cách sau:
- Tẩy trắng răng: Độ tuổi thích hợp nhất để tẩy trắng là khoảng 13 – 14 tuổi.
- Dán răng sứ: Nếu do nguyên nhân từ Tetracycline thì tẩy trắng cũng không có hiệu quả. Lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện dán veneer cho bé nếu cần thiết
- Bọc răng sứ: Thông thường sẽ chỉ thực hiện khi trẻ bước qua tuổi vị thành niên. Lúc này răng đã mọc đầy đủ với kích thước chuẩn. Bọc răng sứ sẽ đảm bảo vệ độ bền hơn so với dán veneer.
Cách phòng tránh răng sữa bé bị ố vàng
Bảo vệ răng cho bé ngay khi mẹ mang bầu
Theo nghiên cứu, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, chế độ dinh dưỡng sẽ quyết định tới việc hình thành men răng sau này của trẻ. Vì vậy, muốn bé có hàm răng trắng ngà thì ngay khi còn trong bụng mẹ, chị em cần lưu ý trong quá trình bổ sung dưỡng chất cùng các vấn đề sử dụng thuốc.
Lưu ý tới chế độ ăn uống của trẻ
Phụ huynh không nên chiều theo ý của trẻ trong vấn đề ăn uống. Bởi những món ăn đồ ngọt, bánh kẹo, ăn vặt sẽ gây hại cho men răng và sức khỏe của bé. Bạn nên tập những thói quen ăn rau xanh, vitamin, hoa quả để răng chắc khỏe, trắng sáng và cơ thể khỏe mạnh.
Vệ sinh răng miệng khoa học
Cách vệ sinh răng miệng mỗi ngày không đúng là nguyên nhân chủ yếu răng bé bị vàng nên cần thay đổi ngay cách chăm sóc:
- Chải răng hàng ngày cho trẻ 2 lần ngay từ những chiếc răng sữa đầu đời. Trường hợp răng mới mọc bạn dùng gạc hoặc dụng cụ vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh để thực hiện.
- Trẻ cần được súc miệng với nước muối loãng mỗi lần sau khi ăn.
- Sử dụng kem đánh răng phù hợp với độ tuổi và an toàn cho bé nếu lỡ may bé nuốt kem đánh răng
- Hướng dẫn bé chải răng đúng cách: đặt bàn chải để lông bàn chải vừa khít lên toàn thân răng, chải từ từ từng nhóm 3 răng một theo chiều từ trên xuống dưới, chải mặt ngoài, mặt trong.
Khám và lấy cao răng định kỳ
Bất kì độ tuổi nào không riêng gì trẻ nhỏ, bạn cũng cần duy trì thói quen khám răng miệng định kỳ để răng đều đẹp, không bị đổi màu hay mắc bệnh lý về răng. Đồng thời đưa ra cách chăm sóc răng miệng tốt nhất cho trẻ.
Hy vọng, với nguồn thông tin trên của chúng tôi về “ Nguyên nhân cũng như cách chữa vàng răng bé” sẽ giúp được cho các phụ huynh đã có thêm được những thông tin bổ ích.
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0982.5555.74/ 02866.744.255
Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoasmilesaigon
https://www.facebook.com/nhakhoasaigonquan2
https://www.facebook.com/Nhakhoaquan2chatluongcao
Youtube :https://www.youtube.com/channel/UCOq6tVtBNBHhD4WcrCbNlCQ
Zalo: https://zalo.me/0982555574 hoặc
Để tìm hiểu các dịch vụ khác quý khách vui lòng truy cập tại :https://bacsitao.com/