Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Thời Điểm Mọc Răng chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Thời điểm mọc răng và chức năng của bộ răng sữa

Bộ răng sữa có các chức năng: ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ, giữ chỗ(giữ khoảng trên cung hàm cho răng vĩnh viễn tương ứng mọc lên thay thế răng sữa) kích thích sự phát triển của xương hàm nhờ hoạt động ăn nhai.

thời điểm mọc răng

Bộ răng sữa có các chức năng: ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ

Mọc răng sữa thường theo thứ tự sau:

✤ Răng cửa giữa: 6-8 tháng tuổi

✤ Răng cửa bên: 9-12 tháng tuổi

✤ Răng hàm sữa thứ nhất:12-15 tháng tuổi

✤ Răng nanh sữa: 18-21 tháng tuổi

✤ Răng hàm sữa thứ hai: 24-30 tháng tuổi

Thời gian mọc răng sữa của trẻ

Sự thay răng của trẻ cũng theo thứ tự với sự mọc răng:
✤ Răng cửa giữa thường được thay khi trẻ được 5-7 tuổi

✤ Răng cửa bên thường được thay khi trẻ được 7-8 tuổi

✤ Răng hàm sữa thứ nhất được thay khi trẻ 9-10 tuổi

✤ Răng nanh sữa thay khi trẻ được 10-11tuổi

✤ Răng hàm sữa thứ hai thay khi trẻ 11-12tuổi

Thời gian thay răng của trẻ

Tuy nhiên sự mọc răng và thay răng ở trẻ có thể sớm hơn hoặc chậm hơn so với thời gian trung bình trên từ 6 đến12 tháng đều không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ.

Răng sữa sau một thời gian lung lay sẽ tự rụng, nhường chỗ cho răng trưởng thành thay thế. Thứ tự thay răng thường sẽ tương tự như lúc bé mọc răng, chiếc răng sữa nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Đa số các bé bắt đầu thay răng khi được 5 hay 6 tuổi, đôi khi quá trình thay răng cũng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn và thường kết thúc khi trẻ được 12 hay 13 tuổi.

Nhổ răng sữa đúng cách

Thông thường, khi răng trưởng thành mọc lên thay thế răng sữa sẽ làm cho răng sữa bị tiêu chân và lung lay. Trong trường hợp này, phụ huynh có thể tự theo dõi và nhổ răng sữa cho bé. Bạn chờ khi răng sữa lung lay thật nhiều, bạn có thể dùng miếng gạc sạch lay răng sữa nhẹ nhàng và lấy ra. Tuy nhiên, một số trường hợp răng trưởng thành mọc lệch vào trong hoặc ra ngoài thì răng sữa không bị tiêu chân và lung lay, khi đó, cha mẹ cần đưa bé đến nha sĩ để được nhổ răng sữa nếu cần thiết.

huong dan nho rang sua

Cần lưu ý tuyệt đối không nên dùng chỉ để nhổ răng cho bé hay tự lấy tay nhổ. Việc làm này sẽ dễ gây chảy máu nướu răng và tạo nên một vết thương hở ở nướu răng, thêm vào đó, việc đưa tay vào miệng bé sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn từ tay bé hay mẹ sẽ dễ xâm nhập vào vết thương này, khả năng gây ra tình trạng nhiễm trùng rất cao, đặc biệt là nhiễm khuẩn uốn ván rất cao, Ngoài ra, nếu bé có một số bệnh về máu như bệnh máu không đông… thì rất dễ sinh ra tai biến rất nguy hiểm từ việc tự nhổ răng lung lay.

Chăm sóc cho bé trong thời điểm mọc răng, sau khi nhổ răng sữa

Răng có vài trò quan trọng không chỉ vì thẩm mỹ và còn là chức năng ăn nhai cung cấp năng lượng cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần chăm sóc răng cho trẻ ngay từ khi còn là răng sữa bằng cách:

Trẻ dưới 3 tuổi có thể dùng bàn chải và nước sạch để chải răng cho bé, chưa cần dùng đến kem đánh răng vì trẻ chưa có ý thức nuốt phải kem đánh răng gây nhiễm flour làm ố màu răng.

cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ

Khi trẻ trên 3 tuổi bắt đầu quen với việc chải răng có thể cho bé chải răng với kem đánh răng dành riêng cho trẻ em với lượng kem ít để tránh nuốt phải.

Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách và đủ sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất 2 lần mỗi ngày. Chải đủ các vị trí trên răng, mặt nhai, mặt bên bằng kem đánh răng, chải theo chiều dọc từ trên xuống hoặc xoay tròn.

Đưa trẻ đến nha sĩ thăm khám định kì, khoảng 4 đến 6 tháng một lần để kiểm tra sâu răng, vệ sinh răng miệng cho trẻ.

Luôn theo dõi lộ trình thay răng của trẻ, hạn chế ăn những đồ nhiều đường đặc biệt trước khi đi ngủ để hạn chế sâu răng.

Quá trình thay răng có thể khiến trẻ bị đau, cha mẹ cần cho trẻ ăn những đồ ăn mềm, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.

Dạy trẻ cách chải răng, và thói quen chải răng từ khi còn nhỏ

cách ngừa sâu răng cho trẻ

Trong giai đoạn này trẻ có thể hình thành các thói quen xấu như mút ngón tay, cắn móng tay, cắn bút, chống cằm, đẩy lưỡi, nghiến răng, thở miệng… những thói quen này có thể khiến răng bé thưa, móm, lệch mặt, chen chúc… Cha mẹ cần theo dõi để nhắc nhở trẻ bỏ những thói quen này.

Giai đoạn thay răng ở trẻ là giai đoạn rất quan trọng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng của hàm răng sau này. Cha mẹ nên theo dõi và hỗ trợ bé chăm sóc răng miệng tốt trong giai đoạn này.

Liên hệ với chúng tôi

Hotline: 0982.5555.74/ 02866.744.255

Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoasmilesaigon

https://www.facebook.com/nhakhoasaigonquan2

https://www.facebook.com/Nhakhoaquan2chatluongcao

Youtube :https://www.youtube.com/channel/UCOq6tVtBNBHhD4WcrCbNlCQ

Zalo: https://zalo.me/0982555574 hoặc

Để tìm hiểu các dịch vụ khác quý khách vui lòng truy cập tại :https://bacsitao.com/

saigonsmile.net

.
.
.
.