Thời gian mọc răng của bé là khi nào? Nhiều cha mẹ thực sự rất lo lắng về điều này bởi vì có những em bé thời gian mọc răng không giống như những em bé bình thường. Điều đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của bé. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn biết thời gian mọc răng của bé là khi nào? Và yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của bé.
Thời gian mọc răng của bé là khi nào?
Chúng ta vẫn biết, theo sơ đồ mọc răng của bé thì bé thường mọc những chiếc răng sữa đầu tiên vào lúc 6 tháng tuổi. Đến 20 hoặc 23 tháng tuổi bé sẽ hoàn thiện bộ răng của mình. Chu kỳ mọc răng này được áp dụng cho cả bé trai và bé gái.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó, những em bé có khoảng thời gian mọc răng là khác nhau. Sự khác nhau của thời gian mọc răng cửa, răng nanh, răng hàm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến em bé khi mọc răng. Nhiều cha mẹ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nên việc phát triển răng miệng của em bé diễn ra một cách bình thường. Tuy nhiên, nhiều em nhỏ vì biếng ăn, hoặc cha mẹ không đủ tiền nuôi con nên không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con. Điều đó khiến cho thời gian mọc răng của bé bị chậm lại. Thay vì 6 tháng tuổi mọc chiếc răng cửa đầu tiên, thì có bé lại phải đợi đến 1 tuổi mới bắt đầu mọc răng.
Thể chất
Tình trạng thể chất của bé cũng là một yếu tố quan trọng cho thấy thời gian mọc răng của bé là khác nhau. Cụ thể, nếu bé có thể chất khoẻ mạnh, có sức đề kháng tốt, thì bé dễ dàng mọc răng nhanh hơn những đứa bé có thể chất quá yếu. Thể chất phụ thuộc vào dinh dưỡng, sức chịu đựng trong cơ thể của bé.
Di truyền
Thời gian mọc răng của bé cũng phụ thuộc vào di truyền. Đây là yếu tố rất khó lý giải bằng khoa học, nhưng các nhà nghiên cứu về răng, hàm, mặt cho rằng việc mọc răng của trẻ cũng liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu như cha mẹ có thời gian mọc răng nhanh hoặc chậm thì con cái của họ cũng sẽ có những yếu tố tương tự.
Lịch trình mọc răng của bé cha mẹ cần biết
Nắm rõ thời gian mọc răng của bé càng rõ ràng thì cha mẹ càng đi đúng lịch trình và cảm thấy an tâm hơn khi chăm sóc con nhỏ. Dưới đây là lịch trình mọc răng của bé cha mẹ cần biết:
- Từ 6-10 tháng tuổi: Bé xuất hiện răng cửa hàm dưới đầu tiên
- Từ 8-12 tháng tuổi: Là sự có mặt của răng cửa hàm trên. Trong giai đoạn này, các bé trai thường sẽ mọc răng muộn hơn các bé gái.
- Từ 9-13 tháng tuổi: NHững chiếc răng bên cạnh bắt đầu mọc.
- Từ 10-16 tháng tuổi: Răng bên cạnh răng cửa của hàm dưới mọc.
- Từ 13-19 tháng tuổi: Là sự xuất hiện của những chiếc răng hàm đầu tiên ở hàm trên.
- Từ 14-18 tháng tuổi: Bé mọc răng hàm dưới. Trong giai đoạn này bé hay có thói quen nhai kẹo rất nhiều. Cha mẹ nên chăm sóc răng miệng cho con nhiều hơn trong thời gian mọc răng của bé trong giai đoạn này.
- Từ 16-22 tháng tuổi: Những chiếc răng nanh mọc ở hàm trên.
- Giai đoạn từ 17-23 tháng tuổi: Bé sẽ mọc răng nanh ở hàm dưới
Chỉ trong vòng 2 năm, em bé của bạn sẽ mọc đầy đủ những chiếc răng trên hàm. Lúc này bé sẽ cười một nụ cười rất tươi rói, có lẽ nụ cười đầu đời này của bé được cho là nụ cười đẹp nhất, tự nhiên nhất, tuyệt vời nhất.
Cha mẹ cần làm gì khi con mọc răng?
Trong thời gian mọc răng của bé, bạn nên chăm sóc bé thật kỹ càng. Bởi trong giai đoạn này, bé rất dễ đau vặt, nếu không chăm sóc bé chu đáo thì bé rất dễ ốm. Cha mẹ cần chăm sóc gì khi bé mọc răng?
Bổ sung dinh dưỡng
Cha mẹ nên bổ sung thật nhiều dinh dưỡng cho con. Nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất để con có thể ăn, bổ sung dinh dưỡng mỗi ngày. Nếu bé còn bú sữa mẹ thì cũng không cần kiêng khem. Nếu bé chuyển sang bú sữa bình, thì hãy bổ sung nhiều sữa bình cho bé để bổ sung nhiều canxi.
Bổ sung nước
Nước là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho bé trong giai đoạn này. Nên cho bé uống nhiều nước để cơ thể của bé được khoẻ mạnh.
Cho bé đồ chơi để bé cắn
Nên mua đồ chơi để bé có thể tự cắn. Vì trong giai đoạn này, bé rất ngứa răng, nên việc mua đồ chơi để bé cắn khiến bé rất hào hứng. Cha mẹ chú ý, cần phải sát trùng thật kỹ các loại đồ chơi đã mua, bởi vì vi khuẩn có thể theo đồ chơi vào miệng gây nhiễm khuẩn trong miệng.
Chăm sóc răng miệng kỹ
Nên chăm sóc răng miệng kỹ cho bé bằng việc mua bàn chải đánh răng chứa flour cho bé. Nên mua kem đánh răng của trẻ em thay vì dùng chung với cha mẹ. Hướng dẫn bé chải răng bằng cách chải từ trên xuống và chải theo chiều dọc. Chải trong vòng 2 phút mỗi tối để răng của bé được sạch sẽ.
Nếu bé đau răng
Khi bé mọc răng, có thể sẽ có những dấu hiệu mọc răng như sốt, ho, khóc, khó chịu, hằn học, hoặc bé cũng có thể đi tướt khi mọc răng…Bạn có thể chăm sóc bé bằng cách chườm khăn lên trán bé để bé đỡ sốt, hoặc rửa sạch sẽ tay và massage nướu cho bé. Một vài bài thuốc dân gian được nhiều cha mẹ áp dụng thành công như việc sử dụng quả na, lá hẹ xoay nhuyễn và thoa đều lên nướu cũng là cách để làm cho bé đỡ đau răng hơn.
Những điều cần tránh trong thời gian mọc răng của bé
Trong thời gian mọc răng của bé, bạn nên nhớ không làm theo những điều như sau. Bởi nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ răng miệng và sự phát triển bình thường của bé.
Các tác nhân gây tê
Đừng bao giờ dùng cồn tẩy rửa, các chất benzocaine hoặc lidocaine để tẩy nướu cho bé. Dẫu biết lúc đó nướu sẽ rất đau, gây đau miệng của bé. Bởi vì những chất này sẽ khiến cho nồng độ Oxy trong máu của bé giảm xuống, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con nhỏ.
Gel mọc răng
Những loại gel mọc răng không kê đơn chưa được chứng minh. Theo cơ quan FDA, bậc cha mẹ nên tránh sử dụng những loại gel này bởi nó chứa thành phần belladonna có thể gây ra tình trạng ngạt thở và nặng hơn là gây co giật ở bé.
Xem thêm: Em bé mọc răng nào trước?
Dây chuyền hổ phách
Nhiều cha mẹ tin rằng, dây chuyền hổ phách mọc răng có tác dụng làm cho răng mọc nhanh hơn, khoẻ hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm thời ông bà, của dân gian. Bạn đừng nên nghe theo lời khuyên này vì chúng có thể làm cho em bé của bạn nghẹt thở tự lúc nào không hay.
Có nên lo lắng khi bé có thời gian mọc răng không như bạn bè trang lứa?
Thời gian mọc răng của bé là khác nhau, phụ thuộc như những yếu tố ở trên đã được trình bày. Nếu như thời gian mọc răng của bé có sự chênh lệch, hoặc bé đã quá tuổi chưa mọc răng thì quả là một điều rất lo lắng.
Khi đó, có thể bé đang thiếu dinh dưỡng, bị bẩm sinh, bị bệnh down, hoặc bị di truyền. Rất nhiều yếu tố khác nhau tác động đến việc mọc răng của bé.
Là phụ huynh, bạn có thể đưa bé đi khám bác sĩ nha khoa trẻ em. Thông qua việc chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị kịp thời cho bé.
Hi vọng với bài viết trên, Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO đã giúp bạn hiểu được một phần về thời gian mọc răng của bé.
Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2, Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255
Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hotline: 02866.7677.468
Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn
Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn
TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC