Trám răng ở trẻ em là một biện pháp dùng để khắc phục những hư tổn ở răng của trẻ. Tuy nhiên, có không ít các bậc phụ huynh lại rất quan ngại về phương pháp này. Họ không biết liệu trám răng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ hay không? Trước và sau khi trám răng cần phải lưu ý những gì? Để giải đáp được những câu hỏi này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO nhé!

Tại sao cần trám răng ở trẻ em?

Trẻ em là lứa tuổi rất dễ bị sâu răng nhất do tiêu thụ rất nhiều các loại bánh kẹo, nước ngọt hằng ngày. Trong khi đó, chúng lại chưa biết vệ sinh răng miệng đúng cách để bảo vệ răng của mình. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, bào mòn lớp men răng. Khiến răng ở trẻ bị phá hủy nhanh chóng. Trong trường hợp như vậy, trám răng là cần thiết để bảo vệ bề mặt răng ăn nhai ở trẻ không bị sâu răng nặng hơn.

trẻ em là đối tượng dễ bị sâu răng nhất do tiêu thụ nhiều đồ ngọt
trẻ em là đối tượng dễ bị sâu răng nhất do tiêu thụ nhiều đồ ngọt

Bên cạnh đó, trám răng ở trẻ em còn giúp cải thiện tính thẩm mỹ ở những vị trí răng bị sứt gãy, nứt mẻ. Đồng thời, răng sau khi trám sẽ giúp trẻ ăn nhai tốt hơn. Không còn bị đau nhức do các bệnh lý về răng miệng gây ra. Trám răng cũng sẽ ngăn chặn được hiện tượng mất răng sớm ở trẻ. Giúp duy trì các răng đến thời điểm trẻ thay răng mới. Như vậy, các răng mới mọc lên sẽ đều tăm tắp. Không có hiện tượng bị xô lệch do mất răng sớm gây ra.

Các phương pháp trám răng ở trẻ em

Hiện nay, có 2 phương pháp trám răng ở trẻ em chính là trám răng phòng ngừa và trám răng điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng răng bị hư tổn của trẻ. Mà nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp trám răng phù hợp.

trám răng ở trẻ sẽ giúp duy trì răng sữa đến thời điểm thay răng
trám răng ở trẻ sẽ giúp duy trì răng sữa đến thời điểm thay răng

Trám răng phòng ngừa

Trám răng phòng ngừa là biện pháp áp dụng với những trường hợp răng của trẻ mới chớm bị sâu răng. Hoặc răng bị sứt mẻ nhỏ, không nghiêm trọng. Với phương pháp này, nha sĩ sẽ dùng vật liệu trám bít kín các lỗ hổng ở bề mặt răng. Giúp bảo vệ thân răng không bị vi khuẩn phá hoại thêm nữa. Khi thực hiện trám răng ở trẻ em theo phương pháp, các bậc cha mẹ không cần phải lo lắng. Vì quá trình thực hiện vô cùng đơn giản và nhẹ nhàng. Hầu như không hề gây đau nhức gì cho trẻ nhỏ.

Xem thêm:Trẻ Em Có Nên Trám Răng Không? Có Tốt Không?

trám răng là cần thiết để bảo vệ răng của trẻ không bị sâu nặng hơn
trám răng là cần thiết để bảo vệ răng của trẻ không bị sâu nặng hơn

Trám răng điều trị

Trám răng điều trị thì dành cho các trường hợp răng bị sâu nặng. Và đã ăn tận sâu bên trong tủy. Gây nên những cơn đau nhức cho trẻ nhỏ trong quá trình ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Vậy nên, trám răng ở trẻ em theo phương pháp này sẽ giúp điều trị tận gốc bệnh viêm tủy răng. Hạn chế được những cơn đau đớn cho bé.

Với trám răng điều trị, các nha sĩ điều trị viêm tủy răng trước để loại bỏ hết những phần mô bị viêm ra ngoài. Rồi thực hiện làm sạch để chuẩn bị cho công đoạn trám bít ống tủy. Vật liệu trám bít ống tủy trong trường hợp này thường là composite. Hoặc là almagram có tác dụng bịt kín toàn bộ ống tủy. Ngăn không cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào. Răng sau điều trị sẽ hết đau nhức, giúp quá trình ăn nhai của bé trở lại bình thường.

trám răng sẽ giúp cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng của trẻ nhỏ
trám răng sẽ giúp cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng của trẻ nhỏ

Những điều cần lưu ý trước và sau khi trám răng ở trẻ em

Để trám răng ở trẻ em đạt được thành công mỹ mãn, các bậc cha mẹ nên lưu ý đến những điều sau:

Trước khi trám răng ở trẻ

Trước khi trám răng ở trẻ, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kỹ càng về nha khoa thực hiện. Hãy chọn những phòng khám nha khoa uy tín để nhận được sự tư vấn trước từ bác sĩ. Đồng thời, những nha khoa uy tín, chất lượng thường sẽ đảm bảo về cơ sở vật chất, thiết bị hiện tại. Và cũng tại nơi đó sẽ có một đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao. Giúp quá trình trám răng ở trẻ em diễn ra an toàn. Không gây nên những ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên thông báo trước cho con em của mình về việc đi trám răng. Điều này sẽ giúp bé chuẩn bị tâm lý trước. Nên sẽ không thấy bất ngờ và hoảng hốt khi đến phòng khám sau đó.

nên lựa chọn địa chỉ trám răng uy tín để đảm bảo an toàn cho con em của mình
nên lựa chọn địa chỉ trám răng uy tín để đảm bảo an toàn cho con em của mình

Sau khi trám răng ở trẻ

Trám răng ở trẻ em là phương pháp lắp men răng nhân tạo vào lỗ hổng xuất hiện trên bề mặt răng. Giúp răng có thể khôi phục lại hình thể ban đầu của nó. Tuy nhiên, nói về độ bền chắc thì trám răng không bằng với bọc răng sứ. Nên để có duy trì được miếng trám đến thời điểm thay răng mới ở trẻ. Thì sau khi trám răng, bạn nên để ý đến việc chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ.

Chăm sóc răng miệng ở trẻ thường xuyên

Sau khi đã hoàn thành trám răng ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần phải chú ý chăm sóc răng cho bé kỹ lưỡng hơn. Hãy mua cho bé những loại bàn chải có lông mềm mịn. Và dạy bé cách chải răng đều đặn 2 lần vào sáng tối. Khi chải răng không nên quá mạnh tay vì rất dễ làm xước răng. Và khiến mảng trám bị hư hại. Hướng dẫn bé chải thật nhẹ nhàng ở mặt trong, mặt trên và mặt ngoài của răng.

dạy bé cách chải răng đúng cách để bảo vệ răng cho bé
dạy bé cách chải răng đúng cách để bảo vệ răng cho bé

Bên cạnh đó, cho bé kết hợp dùng thêm với chỉ nha khoa để lấy sạch cặn thừa thức ăn còn sót lại trong kẽ răng. Sau đó, dùng nước sạch hoặc nước súc miệng chuyên dụng để giữ cho răng luôn được sạch sẽ. Và khoang miệng luôn trong tình trạng thơm tho.

Để ý đến chế độ ăn uống hàng ngày

Sau khi trám răng ở trẻ em xong, bạn không nên cho bé ăn ngay. Mà đợi khoảng 2 tiếng sau đó để vật liệu trám răng đông cứng hoàn toàn rồi đã cho bé ăn. Hãy chuẩn bị cho bé một số loại thức ăn mềm. Hoặc các loại rau củ đã được cắt nhỏ, xay nhuyễn và ninh mềm. Những loại thực phẩm này sẽ không cần bé phải sử dụng lực nhai quá lớn để nghiền nát. Nên sẽ không ảnh hưởng đến các răng sau khi trám.

sau trám răng cần quan tâm đến chế độ thực phẩm cho bé
sau trám răng cần quan tâm đến chế độ thực phẩm cho bé

Ngoài ra, trong vài tuần đầu, chỗ trám còn khá mới nên bạn cũng hạn chế cho bé tiêu thụ những loại bánh kẹo, nước ngọt,…Vì những loại đồ ăn này khi đưa vào khoang miệng sẽ rất có hại cho men răng của bé. Đồng thời, bạn cũng nên nhớ lịch tái khám răng định kỳ để đưa bé đến bác sĩ kiểm tra. Đảm bảo phần răng sau khi trám không gặp những vấn đề bất thường.

Trên đây là thông tin mà các bậc phụ huynh cần lưu ý khi muốn trám răng ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết này, mọi người đã có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích về chủ đề này. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO để nhận được tư vấn tận tình từ nha khoa nhé!

Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2,  Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255

Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hotline: 02866.7677.468

Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn

Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn

TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC

.
.
.
.