Trẻ em mọc răng lẻ là một trong những hiện tượng đặc biệt, bởi vì thông thường trẻ em sẽ mọc răng theo từng cặp. Tuy nhiên, nếu như răng của con bạn có hiện tượng như trên thì hãy tham khảo bài viết này để tìm thấy câu trả lời nhé.
Hiện tượng trẻ em mọc răng lẻ
Thông thường, những em bé có thể trạng phát triển bình thường nhất sẽ mọc răng theo từng cặp một. Nghĩa là răng cửa mọc một cặp, rồi đến các loại răng khác. Chúng sẽ mọc theo từng cặp một. Hiện tượng trẻ em mọc răng lẻ là một hiện tượng lạ.
Khi đó, trẻ mọc 1 lần 1 chiếc răng. Khi mọc răng cửa dưới xong, trẻ mọc răng cửa trên, sau đó tiếp tục mọc răng cửa dưới, rồi mọc răng cửa trên.
Đây là một trong những hiện tượng bình thường. Không có gì đáng lo ngại ở trẻ. Bởi vì, quy luật mọc răng của trẻ đa dạng, có bé mọc từng cặp, có bé mọc riêng lẻ. Lại có tình trạng bé mọc răng sớm từ khi sinh ra đã có răng, hiện tượng này gọi là “miệng ngậm ngọc”. Cũng có trường hợp bé mọc răng rất muộn, khoảng 2 tuổi mới mọc răng.
Như vậy, hiện tượng trẻ em mọc răng lẻ là một trong những dấu hiệu mọc răng bình thường. Là bậc cha mẹ, bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Cái chính là hãy chăm sóc bé thật tốt, bổ sung nhiều dinh dưỡng để con của bạn có thể phát triển một cách bình thường như những em bé khác.
Các trường hợp mọc răng của bé
Hiện tượng mọc răng lẻ là một hiện tượng trong số những trường hợp mọc răng của bé. Ngoài trường hợp trên, còn có rất nhiều trường hợp mọc răng của bé khác, có lạ lẫm, có gần gũi. Hãy cùng xem qua những trường hợp mọc răng dưới đây để có thêm kiến thức.
Răng sơ sinh
Răng sơ sinh là tình trạng vừa mới sinh ra đã có răng. Dân gian gọi đây là răng ngậm ngọc. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến khích không nên giữ răng này bởi vì nó có thể làm cho bé tắt thở nếu như răng bị rụng vào trong đường thở. Hầu như khi phát hiện ra trường hợp này thì đều phải làm tiểu phẫu để nhổ răng ra. Chỉ một số trường hợp, răng dính quá chặt nướu và không thể tiểu phẫu thì đành để trong miệng của bé, chờ các răng khác phát triển.
Răng mọc chậm
Trường hợp răng mọc chậm cũng đáng được lưu ý. Em bé có khi đến 2 tuổi chưa mọc răng. Việc mọc răng chậm liên quan đến nhiều trường hợp của bé như bị thiếu dinh dưỡng, do di truyền, do bẩm sinh, hoặc do bệnh down, các bệnh suy tuyến giáp gây nên. Đây cũng là một trường hợp mọc răng của bé khiến nhiều cha mẹ rất lo lắng.
Răng nanh mọc trước răng cửa
Trường hợp răng cửa không mọc trước mà nhường chỗ cho răng nanh. Rất nhiều trường hợp như thế này đã xảy ra khiến cha mẹ không thể không lo lắng. Nhiều em bé mọc đảo lộn răng như thế này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt. Bé gặp khó khăn trong việc ăn uống, bé cũng gặp khó khăn trong việc nói chuyện khi vào tuổi biết nói.
Răng sữa mọc lệch
Răng sữa mọc lệch cũng là một trường hợp đáng lo ngại. Khi đó, chiếc răng sữa mọc răng nhưng bị lệch so với những răng khác trong hàm răng. Lý do của việc răng sữa mọc lệch có rất nhiều như:
- Bé có tật xấu là mút tay, ngậm đồ vật, ngậm vú giả, hoặc thường xuyên bú bình
- Di truyền cũng có thể là nguyên nhân cho việc răng sữa bị lệch. Nhiều người cho rằng, nếu như thế hệ cha mẹ có răng mọc lệch hoặc xương hàm phát triển bất thường thì đến đời con lại gặp hiện tượng tương tự như vậy.
- Khi răng sữa mất sớm thì chiếc răng vĩnh viễn sau này cũng có khả năng bị lệch theo hướng khác. Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh.
- Khối u có thể phát triển bên trong răng sữa. Chính điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc hàm răng và khiến cho răng sữa của bé mọc lệch.
- Trẻ có thói quen nằm sấp cũng khiến cho răng sữa của bé mọc lệch. Thói quen nằm sấp sẽ làm cho cấu trúc răng bị ảnh hưởng. Bạn nên sửa tư thế của bé để răng của bé mọc thẳng.
Khi nào trẻ mọc đủ răng sữa?
Trẻ em mọc răng lẻ là chuyện bình thường. Để bé phát triển bình thường, và đợi bé mọc đủ răng sữa mới là vấn đề đáng lo ngại. Khi nào trẻ mọc đủ răng sữa?
Theo thống kê cho biết, đến khoảng 3 tuổi thì bé sẽ có đầy đủ bộ răng. Gồm có 10 răng trên, và 10 răng hàm dưới. Người ta gọi đây là răng sữa hay là răng tạm thời. Bởi vì răng này sẽ mất đi sau một thời gian (bé khoảng 6 tuổi).
Khi tất cả các chiếc răng trong hàm mọc thì hàm và xương mặt của bé phát triển mạnh mẽ để tạo ra những khoảng trống giữa các răng. Dành chỗ cho sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này.
Việc thay răng sẽ theo quy luật, răng nào mọc trước thì sẽ rụng trước. Nói như vậy cũng có nghĩa rằng, răng cửa hàm dưới sẽ rụng trước, sau đó răng cửa hàm trên sẽ tiếp tục rụng. Tiếp theo đó là những chiếc răng ở hai bên rụng, sau cùng là răng hàm và răng nanh.
Đến giai đoạn bé được 12 tuổi thì răng sẽ mọc đều trở lại với đủ răng trong khoang miệng của bé.
Cách vệ sinh răng khi trẻ mọc răng lẻ
Trẻ em mọc răng lẻ khi vệ sinh cũng không quá khó khăn so với những em bé mọc răng từng cặp. Cha mẹ có trẻ mọc răng lẻ nên ứng dụng những cách vệ sinh sau đây để đảm bảo răng của bé luôn luôn khoẻ mạnh.
Dùng gạc y tế hoặc dẻ đã sát khuẩn để lau sạch miệng
Bạn nên dùng gạc y tế, hoặc dẻ đã được sát khuẩn và lau sạch khoang miệng cho bé. Trong thời gian mọc răng bé sẽ chảy nhiều nước dãi, vì vậy việc dùng gạc y tế sẽ đảm bảo vệ sinh và không để lại vi khuẩn trong khoang miệng của bé. Cần làm một cách nhẹ nhàng để bé không bị đau và bị khó chịu.
Xem thêm: Con nít mấy tháng mọc răng? Lộ trình mọc răng chi tiết của bé như thế nào?
Massage nướu
Bạn nên học cách massage nướu cho bé, bởi vì giai đoạn bé mọc răng sẽ đâm vào nướu. Nướu đau dẫn đến tình trạng khóc quấy ở trẻ em. Nên học cách massage nướu để bé giảm tình trạng đau nhứt.
Dùng kem đánh răng có chứa fluor
Khi bé lớn hơn một chút, bạn hãy dùng bàn chải đánh răng mềm mại và kem đánh răng có chứa fluor. Như vậy răng của bé sẽ được bảo vệ một cách nhẹ nhàng, loại bỏ những vi khuẩn bám dính và bộ răng của bé sẽ được kích thích mọc thêm nhiều hơn.
Đưa bé đi khám bác sĩ
Việc đưa bé đi khám bác sĩ nha khoa trong thời gian trẻ em mọc răng lẻ là điều rất cần thiết. Bác sĩ nha khoa sẽ quan sát kỹ răng của bé, nếu có bất kỳ căn bệnh về răng nào thì bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
Như vậy, hiện tượng trẻ em mọc răng lẻ là hiện tượng bình thường. Không cần phải quá lo lắng. Nếu bạn đang tìm nha khoa trẻ em để khám chữa bệnh cho con em của bạn, hãy liên hệ với Nha Khoa Sài Gòn XO để được hỗ trợ thông tin chi tiết.
Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2, Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255
Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hotline: 02866.7677.468
Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn
Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn
TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC