Trẻ em răng bị vàng là một trong những biểu hiện sinh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được khắc phục kịp thời, nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như trở thành các bệnh lý nguy hiểm với răng miệng và sức khỏe. Vậy trẻ em răng bị vàng phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Tất cả sẽ được Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO bật mí trong bài viết sau đây.

Trẻ em răng bị vàng nguyên nhân do đâu?

Thực tế cho thấy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng trẻ em bị vàng, ố. Dưới đây là những nguyên nhân khiến răng của bé bị vàng ố phổ biến nhất:

Do men răng của bé

Việc thiếu hụt canxi fluor sẽ dẫn tới thiếu men răng. Ngoài ra, men răng kém do di truyền từ bố mẹ là nguyên nhân dẫn đến việc răng bị vàng ố.

Trẻ em răng bị vàng
Trẻ em bị vàng răng do men răng xấu

Do di truyền từ mẹ khi mang bầu

Trong quá trình mang thai 9 tháng 10 mẹ bầu có dùng thuốc hỗ trợ điều trị đường tiết niệu. Nó sẽ khiến men răng bị ảnh hưởng. Bởi trong thuốc này có thành phần tetracycline. Nó sẽ làm ảnh hưởng ít hay nhiều đến răng sẽ do việc mẹ bầu trước đó đã uống ít hay nhiều.

Do việc bảo vệ răng miệng sai cách

Vì tuổi còn nhỏ nên vô tình các bé chưa biết cách bảo vệ răng miệng. Khi thời gian, kỹ thuật đánh răng sai sẽ dẫn đến các loại vi khuẩn xâm nhập. Nó không chỉ gây ra tình trạng trẻ em răng bị ố vàng, mà còn tạo điều kiện phát triển các bệnh lý răng miệng khác như: viêm nướu, hôi miệng…

Trẻ em răng bị vàng phải làm sao
Răng của bé bị vàng do vệ sinh sai cách

Do việc ăn uống hàng ngày

Một trong số các lý do khiến răng của bé bị vàng, ố là do việc ăn uống. Bé thường thích các loại bánh – nước uống màu sắc bắt mắt… Điều này càng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây sâu răng, tạo các vệt đen li ti ở sâu dưới chân răng…

Cách khắc phục tình trạng trẻ em răng bị vàng hiệu quả

Với các bé từ 0 đến 1 tuổi

Vì răng của bé chưa hoàn thiện nên để cải thiện tình trạng răng bé bị vàng là dùng nước muối. Bố mẹ hãy lấy một tấm vải xô mỏng, mềm nhẹ nhàng thấm vào nước muối rồi rơ/tưa lưỡi cho bé hàng ngày. Lưu ý là phải làm các động tác thật nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến hàm răng của bé.

Cách khắc phục trẻ em răng bị vàng
Với bé 0 đến 1 tuổi hãy tưa lưỡi cho bé mỗi ngày

Với các bé từ 2 đến 5 tuổi

Vì các bé lúc này đã bắt đầu ý thức được việc chú ý đến răng miệng. Nên cách cải thiện tình trạng trẻ em răng bị vàng giai đoạn này không quá khó khăn. Lúc này bố mẹ hãy đặc biệt lưu ý như sau:

  • Dùng baking soda để vệ sinh răng cho bé thật nhẹ nhàng hàng ngày.
  • Hạn chế tối đa cho bé ăn uống các loại bánh ngọt, nước ngọt nhiều màu sắc.
  • Song song với việc đánh răng 2 lần/ngày nên cho bé dùng thêm tưa lưỡi để loại bỏ hẳn các mảng bám trên lưỡi.

Trẻ em răng bị vàng nên đi khám bác sĩ khi nào?

Với trẻ em răng bị vàng không phải do các nguyên nhân trên thì bố mẹ hãy theo dõi răng miệng của bé liên tục. Nếu nó vẫn kéo dài thì lập tức đưa bé đến cơ sở y tế gần nhà nhất để được thăm khám kịp thời.

Nhìn chung, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em răng bị vàng mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Tại các phòng khám có tên tuổi, kinh nghiệm sẽ thăm khám và đưa ra lời khuyên tốt nhất dành cho gia đình.

Trẻ em răng bị vàng đi khám khi nào
Nên đưa bé đi khám răng khi tình trạng quá nặng

Bố mẹ cũng không nên quá lo lắng, bởi răng bé bị vàng cũng là biểu hiện sinh lý hết sức bình thường. Tuy nhiên, hãy khám răng theo tần suất 6 tháng/lần để cả gia đình có một hàm răng sáng, chắc khỏe bạn nhé!

Với bài viết này, Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO hi vọng đã giúp bố mẹ tìm hiểu được nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng trẻ em răng bị vàng. Nếu có nhu cầu bọc răng sứ, trồng răng sứ Implant hay nha chu, nhổ răng… hãy liên hệ với chúng tôi để được đặt lịch sớm nhất nhé!

Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2,  Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255

Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hotline: 02866.7677.468

Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn

Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn

TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC

.
.
.
.