Tuổi mọc răng của bé là lúc nào? Những dấu hiệu nào cho thấy bé đang mọc răng? Đó là những câu hỏi mà rất nhiều các bậc phụ huynh có con em đang trong độ tuổi mọc răng quan tâm hiện nay. Để giải đáp được những câu hỏi này, mời mọi người cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO để được biết nhé!

Tuổi mọc răng của bé là lúc nào?

Thông thường, tuổi mọc răng của bé bắt đầu từ lúc 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có tuổi mọc răng giống vậy. Có bé mọc sớm hơn (khoảng từ 3 tháng tuổi đã mọc rồi). Nhưng cũng có bé mọc chậm hơn (đến 12 tháng tuổi mới mọc). Cho nên, khi thấy bé đã đến tuổi mọc răng nhưng chưa thấy chiếc răng nào xuất hiện. Thì bố mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé!

thông thường trẻ em mọc răng bắt đầu từ 6 tháng tuổi
thông thường trẻ em mọc răng bắt đầu từ 6 tháng tuổi

Về thứ tự mọc răng sữa ở bé, thì đầu tiên là cặp răng cửa ở hàm dưới và hàm trên. Tiếp theo là những chiếc răng hàm đảm nhận chức năng ăn nhai chính. Sau đó là chiếc răng nanh. Và chiếc răng hàm cuối cùng. Thời gian để một em bé mọc hoàn thiện hàm răng sữa là khoảng 24 tháng. Bao gồm đầy đủ 20 răng, 10 răng hàm trên và 10 răng ở hàm dưới.

Những dấu hiệu cho thấy bé đang đến tuổi mọc răng

Khi đến tuổi mọc răng của bé, mỗi em bé sẽ trải qua các dấu hiệu và triệu chứng mọc răng khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp nhất ở trẻ đang mọc răng mà bố mẹ cần nhận biết:

Chảy nước dãi rất nhiều

Khi bé đang đến tuổi mọc răng, bố mẹ sẽ thấy bé có hiện tượng chảy nước dãi rất nhiều. Tình trạng chảy nước dãi có thể kéo dài cho đến khi răng của bé mọc đến cái cuối cùng. Lúc này, áo của bé sẽ thường bị ướt sũng nước. Nên bạn hãy buộc cho bé cái yếm trước áo để bé cảm thấy thoải mái hơn.

chảy nước dãi nhiều là một trong những dấu hiệu cho thấy em bé sắp mọc răng
chảy nước dãi nhiều là một trong những dấu hiệu cho thấy em bé sắp mọc răng

Sốt và phát ban khi mọc răng

Đến tuổi mọc răng của bé, phụ huynh sẽ nhận thấy bé sẽ có hiện tượng sốt cao. Và phát ban đỏ ở những vùng miệng, cằm, cổ và ngực. Cũng có bé sẽ bị phát ban toàn thân. Khi bé gặp tình trạng này, bố mẹ hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để bác sĩ hướng dẫn bố mẹ cách giảm sốt cho bé hiệu quả. Đồng thời, bố mẹ cũng có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dành cho riêng cho bé. Để làm dịu những nốt đỏ trên da của bé và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Gặm hoặc cắn bất cứ đồ vật gì

Khi đến tuổi mọc răng của bé, bé thường sẽ cảm thấy ngứa lợi, sưng lợi. Nên bé luôn thích gặm hoặc cắn bất cứ đồ vật gì mà chúng thấy để đỡ cảm thấy ngứa lợi. Bố mẹ có thể chuẩn bị một số đồ gặm răng. Và khử trùng thật sạch sẽ trước khi cho bé gặm.

em bé khi mọc răng sẽ thích gặm cắn bất cứ đồ vật gì để đỡ ngứa lợi
em bé khi mọc răng sẽ thích gặm cắn bất cứ đồ vật gì để đỡ ngứa lợi

Bỏ ăn, khó chịu, quấy khóc

Một dấu hiệu khác nữa khi đến tuổi mọc răng của bé là bỏ ăn. Bởi vì khi mọc răng, nướu của bé sẽ có tình trạng bị sưng đỏ. Nên sẽ khiến trẻ cảm thấy rất đau khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Ngoài ra, trong giai đoạn này, bé cũng thường xuyên cảm thấy khó chịu và quấy khóc nhiều hơn. Do vậy, bố mẹ hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt để cùng con vượt qua giai đoạn khủng hoảng này.

Xem thêm:Tất tần tật dấu hiệu mọc răng hàm ở trẻ cha mẹ cần biết

khi em bé mọc răng rất dễ mệt mỏi và quấy khóc
khi em bé mọc răng rất dễ mệt mỏi và quấy khóc

Trong giai đoạn tuổi mọc răng của bé, bố mẹ cần làm gì để giúp bé cảm thấy thoải mái hơn?

Trong giai đoạn tuổi mọc răng của bé, chắc chắn bé sẽ thường xuyên cảm thấy đau đớn và khó chịu. Điều này sẽ khiến bố mẹ rất căng thẳng và áp lực trong việc chăm sóc bé trong khoảng thời gian này. Vậy thì bố mẹ cần làm gì để giúp bé dễ chịu hơn khi mọc răng? Theo dõi tiếp phần dưới đây để có được lời khuyên hữu ích nhất từ bác sĩ nhé!

Cho bé dùng thuốc giảm đau

Acetaminophen và ibuprofen là 2 loại thuốc giảm đau mà bạn có thể dùng cho em bé trong thời kỳ mọc răng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nhi khoa về liều lượng dùng. Bố mẹ không nên tùy tiện sử dụng cho bé khi chưa được chỉ định liều lượng dùng từ bác sĩ. Vì như thế rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

khi em bé sốt do mọc răng, bố mẹ có thể dùng miếng dán hạ sốt hoặc thuốc hạ sốt
khi em bé sốt do mọc răng, bố mẹ có thể dùng miếng dán hạ sốt hoặc thuốc hạ sốt

Chườm lạnh

Chườm lạnh là phương pháp hiệu quả để giảm đau và viêm cho trẻ đang trong thời kỳ mọc răng. Bố mẹ có thể để một chiếc khăn mỏng vào tủ đông khoảng 1 tiếng. Rồi thực hiện chườm bên vùng má của trẻ để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể chuẩn bị một số đồ ăn vặt lạnh như sữa chưa, váng sữa. Và một ít trái cây đông lạnh xay nhuyễn cho vào túi lưới để bé ăn. Những đồ ăn lạnh sẽ làm tê nướu của bé và giúp bé giảm đau. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý rằng không cho bé ngậm đồ lạnh cả ngày. Vì nó có thể làm suy yếu lớp men trên răng đang mọc. Đồng thời, việc ăn đồ lạnh suốt ngày cũng sẽ dễ khiến bé bị viêm họng.

Cho bé dùng đồ gặm nướu

Đồ gặm nướu sẽ có tác dụng ma sát nhẹ nhàng vào phần nướu. Giúp bé giảm ngứa nướu rất tốt. Bố mẹ có thể tham khảo và cho bé dùng những đồ vật này. Tuy nhiên, trước khi cho bé sử dụng, bố mẹ hãy nhớ khử trùng độ gặm nướu trước. Đặc biệt, trong thời gian bé sử dụng đồ gặm nướu, bố mẹ cũng nên thường xuyên vệ sinh. Để đảm bảo đồ gặm nướu luôn sạch sẽ. Không để vi khuẩn bám vào gây bệnh ở trẻ.

bố mẹ nên mua cho bé đồ gặm nướu để bé đỡ cảm thấy ngứa nướu
bố mẹ nên mua cho bé đồ gặm nướu để bé đỡ cảm thấy ngứa nướu

Vỗ về và ân cần hơn với con

Đến độ tuổi mọc răng của bé, bé sẽ trải qua vô vàn các cảm xúc tiêu cực. Từ khó chịu, cáu gắt đến quấy khóc liên tục. Đó là bởi vì bé đang chịu những cơn đau nướu, phát sốt hành hạ. Vậy nên, bố mẹ hãy hiểu điều này và ân cần hơn với con. Hãy xoa dịu tâm trạng của bé bằng những cử chỉ âu yếm, vỗ về thật nhẹ nhàng. Như vậy, bé sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều. 

khi bé đến tuổi mọc răng, bố mẹ cần vỗ về và ân cần hơn với bé
khi bé đến tuổi mọc răng, bố mẹ cần vỗ về và ân cần hơn với bé

Đưa bé đến bác sĩ

Nếu thấy bé sốt cao liên tục trong nhiều ngày không thuyên giảm. Kèm theo đó là triệu chứng tiêu chảy, viêm tai, bỏ ăn nhiều ngày. Hoặc nhiều triệu chứng lạ khác. Bố mẹ hãy lập tức đưa bé đến ngay bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán tình trạng bệnh. Đừng tự ý để bé điều trị tại nhà. Vì như vậy rất nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và thể chất của bé. 

Trên đây là giải đáp của nha khoa về câu hỏi tuổi mọc răng của bé là lúc nào. Hy vọng qua bài viết này, các bậc cha mẹ đã có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích về chủ đề mọc răng của con. Nếu còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO để nhận được câu trả lời chính xác nhất nhé!

Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2,  Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255

Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hotline: 02866.7677.468

Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn

Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn

TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC

.
.
.
.