Benh nha chu hay còn gọi là viêm nha chu. Nó là bệnh răng miệng xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Đặc biệt, với trẻ nhỏ nếu không được điều trị sớm, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. Vậy định nghĩa, dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh nha chu ở trẻ nhỏ như thế nào? Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các vấn đề này bạn nhé!

Định nghĩa benh nha chu ở trẻ nhỏ

Nha chu hay benh nha chu là một biểu hiện xấu về răng miệng. Khi trẻ nhỏ bị nha chu, các tổ chức xung quanh sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến viêm. Khi bệnh nhẹ, nó chỉ gây ra tình trạng viêm răng, viêm nướu… Khi bệnh nặng, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến xương ổ răng. Nó gây ra tình trạng hỏng răng, mất răng, tụt lợi…

Bệnh nha chu ở trẻ em
Bệnh nha chu là bệnh lý răng miệng ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây viêm nha chu ở trẻ nhỏ

Thực tế cho thấy, nguyên nhân dẫn đến benh nha chu là việc vệ sinh sai cách. Hầu hết, các em bé tuổi còn nhỏ, chưa thể vệ sinh răng sạch 100% được. Khi mảng bám, thức ăn bám trên răng. Nó sẽ là môi trường tốt để vi khuẩn xâm nhập, gây viêm răng, viêm nha chu.

Mảng bám ở răng của bé nếu không được làm sạch, để lâu ngày sẽ dẫn đến cao răng. Cao răng sẽ khó điều trị và loại bỏ dứt điểm hơn khi có mảng bám trên răng.

Ngoài ra, việc việc bổ sung không đủ chất dinh dưỡng cho bé cũng khiến sức khoẻ răng miệng bị ảnh hưởng. Giai đoạn mang thai nếu người mẹ bị suy giảm hệ miễn dịch, bị HIV hay AIDS cũng là nguyên nhân khiến bé sau khi sinh ra rất dễ bị viêm nướu, viêm nha chu nặng.

Nguyên nhân gây bệnh nha chu ở trẻ em
Mảng bám càng nhiều, không được khắc phục sẽ dẫn đến viêm nha chu

Dấu hiệu benh nha chu ở trẻ nhỏ

Có lẽ, dầu hiệu benh nha chu ở trẻ nhỏ dễ nhận biết nhất là có mảng bám trên răng. Bố mẹ hãy quan sát hàm răng của con. Nếu thấy có mảng bám màu vàng nhẹ thì đây là giai đoạn đầu của viêm nha chu.

Sau một thời gian, nếu bé vẫn chưa hết mảng bám mà còn dày, nhiều hơn. Điều này chứng tỏ mảng bám đã chuyển sang cao răng. Việc loại bỏ cao răng sẽ khó và tốn nhiều thời gian hơn.

Thêm nữa, phần nướu của bé bị sưng tấy đỏ. Hay hơi thở của bé có mùi khó chịu. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bố mẹ biết răng bé đã bị viêm nha chu.

Nếu bé đánh răng sáng/tối kèm theo bị chảy máu hoặc chảy mủ. Lúc này, benh nha chu đã ở giai đoạn nặng hơn. Các bậc phụ huynh hãy cho bé đến các phòng khám nha khoa để thăm khám, điều trị kịp thời.

Dấu hiệu bệnh nha chu
Khi lợi của bé bị sưng đỏ, bé rất dễ bị nha chu

Giai đoạn phát triển bệnh nha chu ở trẻ nhỏ

Biết được các giai đoạn phát triển bệnh nha chu sẽ giúp việc điều trị diễn ra hiệu quả, chính xác hơn. Dưới đây, Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn đã tổng hợp lại 4 giai đoạn phát triển bệnh này. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Bệnh nha chu nhẹ

Ở giai đoạn này, bé mới bắt đầu xuất hiện bệnh. Mảng bám thức ăn, tinh bột xuất hiện ở phần nướu. Sau đó, qua thời gian, mảng bám vừa xuất hiện nhiều, vừa dày và dẫn đến viêm lợi.

Giai đoạn bệnh nha chu
Khi răng bé có mảng bám – Đây là giai đoạn 1 của viêm nha chu

Giai đoạn 2: Bệnh nha chu phát triển

Lúc này, bệnh nha chu đã phát triển thêm 1 bậc. Nó gây ra tình trạng đau, ê nhức và chảy máu chân răng. Khi răng của bé bị tiếp xúc trực tiếp, lợi sẽ bị sưng đỏ, gây ra cảm giác đau, khó chịu.

Giai đoạn 3: Bệnh nha chu chuyển nặng

Từ giai đoạn bị viêm lợi do cao răng nhiều, chảy máu chân răng liên tục, các bé sẽ chuyển sang viêm nha chu nặng. Không còn là các dấu hiệu nhẹ nữa, lúc này răng của bé sẽ xuất hiện mủ. Vừa gây mùi hôi khó chịu vừa khiến răng bé khó chịu, đau nhức nhiều hơn.

Giai đoạn 4: Bệnh nha chu khá huỷ răng

Đây có lẽ là giai đoạn bệnh mà bất kỳ ai cũng không mong muốn. Phát hiện bệnh muộn, điều trị bệnh không tích cực, sai cách sẽ khiến xương ổ răng của bé bị phá huỷ hoàn toàn. Lúc này, răng của bé rất sẽ bị mất hoàn toàn, lung lay. Thậm chí, nó sẽ ảnh hưởng đến việc mọc răng của các em bé sau này.

Các giai đoạn bệnh nha chu
Khi bé bị viêm nha chu nặng sẽ gây mất răng

Tác hại của bệnh viêm nha chu với trẻ nhỏ

Tạo ra các bệnh xấu răng miệng

Như đã nói, bé bị viêm nha chu nguyên nhân do mảng bám trên răng. Để lâu ngày, các mảng bám sẽ khiến miệng của bé bị hôi. Thậm chí, việc viêm nướu, chảy máu răng… cũng ảnh hưởng xấu đến răng miệng của bé.

Ngăn chặn bé mọc răng

Khi các bé bị viêm răng, viêm nha chu sẽ làm chất lượng của răng xấu đi. Đặc biệt, với các bé nhỏ tuổi, răng sữa do viêm nha chu dẫn đến tình trạng mất răng. Các bé lớn hơn khi gặp phải tình trạng này, răng sẽ mọc không chuẩn.

Việc ăn uống trở nên khó khăn

Các bé bị viêm nha chu liên tục cảm giác khó chịu. Phần nướu của bé sưng tấy khiến bé càng đau hơn. Mỗi khi ăn nhai, nướu bị tiếp xúc trực tiếp gây đau. Khi cơ thể khó chịu, bé ăn uống không ngon miệng. Chắc chắn, bé sẽ bỏ bữa và lười ăn hơn rất nhiều. Nếu để tình trạng này kéo dài, hệ tiêu hoá, dạ dày của bé bị ảnh hưởng. Đồng thời, cân nặng và sức khoẻ của bé cũng bị suy giảm.

Tác hại của viêm nha chu
Khi bé bị viêm nha chu sẽ bỏ ăn, lười ăn

Cản trở việc phát âm

Răng của các con mọc lệch, khớp cắn của răng bị sai. Điều này sẽ cản trở việc phát âm của bé. Hơn nữa, khi bé bị gãy hay mất răng sữa cũng khiến bé nói, phát âm không chuẩn xác. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé chậm nói, chậm giao tiếp và bị nói láy, nói ngọng.

Bí quyết phong benh nha chu ở trẻ nhỏ

Chủ động phòng bệnh luôn là phương châm được các bác sĩ khuyến cáo. Benh nha chu của trẻ nhỏ cũng như vậy. Các bậc phụ huynh có thể áp dụng một trong những bí quyết phòng bệnh răng này cho bé như sau:

  • Bố mẹ hãy hướng dẫn và cùng con chải răng hàng ngày.
  • Hãy duy trì cho các con thực hiện những thói quen tốt như: súc miệng nước muối hàng ngày, súc miệng bằng các loại nước súc miệng chuyên dụng.
  • Chải răng, súc miệng với tần suất 2 lần/ngày, buổi sáng và tối là rất cần thiết cho các con.
  • Nếu mảng bám chưa nhiều, bố mẹ hãy cho bé dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nha khoa.
  • Cho bé thăm khám răng miệng tại các phòng khám uy tín. Tối thiểu là 6 tháng/lần, bé cần được nha sĩ lấy mảng bám, cao răng bám chắc xung quanh răng.
  • Liên tục bổ sung các loại rau xanh, nuớc lọc, nước ép trái cây để nâng cao sức khoẻ, tăng đề kháng cho các con.
  • Hạn chế cho bé ăn nhiều loại đồ ăn có hàm lượng tinh bột cao. Bánh kẹo, đồ ngọt… đều là “kẻ thù” của hàm răng. Vì thế, nếu bé có lỡ ăn quá nhiều loại thực phẩm này, việc làm sạch răng ngay sau ăn là rất cần thiết.
  • Khi phát hiện dấu hiệu mảng bám dày, lợi sưng tấy, đỏ, răng chảy máu… hãy cho bé đi khám sớm. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu xấu về răng miệng.
Cách phòng bệnh nha chu
Hãy duy trì thói quen đánh răng 2 lần/ngày cho bé

Benh nha chu ở trẻ nhỏ nếu được bố mẹ phát hiện sớm rất tốt. Nó sẽ hạn chế được các nguy cơ xấu, ảnh hưởng đến chất lượng răng miệng. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn về các phương pháp thẩm mỹ răng: trồng Implant, niềng răng, bọc răng sứ, dán sứ Veneer… hãy liên hệ với Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO sớm bố mẹ nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2,  Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255

Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hotline: 02866.7677.468

Website: https://bacsitao.com hoặc http://saigonsmile.net/

Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn

Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn

TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC

.
.
.
.