Chậm mọc răng ở trẻ là tình trạng sau khi sinh ra, bé gần 1 tuổi hoặc thậm chí là 2 tuổi vẫn chưa mọc răng. Nhiều cha mẹ gặp trường hợp này cảm thấy rất bối rối, không biết làm thế nào. Trong bài viết này, Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO xin gửi đến bạn biện pháp khắc phục tình trạng chậm mọc răng ở trẻ.
Trong bài viết về quy trình mọc răng của trẻ em. Nha Khoa Sài Gòn XO đã gửi đến bạn thứ tự mọc răng và thời gian mọc răng của trẻ nhỏ. Cụ thể như sau:
Đây là quy trình mọc răng chung của hầu hết các đứa trẻ bình thường. Nếu như con em bạn có sự sai lệch trong giai đoạn này. Bé có thể mọc răng sớm hơn hoặc mọc răng muộn hơn thì có nghĩa bé đang cần được chữa trị.
Thứ tự mọc răng của trẻ em
Chậm mọc răng ở trẻ em xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Chúng tôi xin được tổng hợp một vài nguyên nhân chính:
Di truyền là yếu tố quyết định rất lớn đến việc chậm mọc răng ở trẻ em. Nếu như cha hoặc mẹ từng là trẻ sơ sinh và mọc răng chậm thì có lẽ con của bạn cũng sẽ mọc răng chậm.
Nhiều khi việc sinh non hoặc sinh chậm cũng ảnh hưởng đến cơ thể của bé. Làm bé thiếu cân, dẫn đến việc mọc răng.
Tình trạng nhiễm khuẩn trong khoang miệng là một lý do vô cùng quan trọng. Bé có thể đang bị nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rnwg miệng. Đó là sự xuất hiện của vi khuẩn, nấm móc, gây tổn thương đến răng miệng của bé.
Có khả năng bé bị nhiễm khuẩn trong khoang miệng
Một vài trường hợp, vì lợi của bé quá cứng. Chính điều này đã khiến cho nướu của bé không thể nứt ra được. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra tình trạng này bằng cách sờ vào nướu của bé. Gặp tình trạng này thì cha mẹ nên học cách massage cho bé, hoặc cũng có thể đưa trẻ đi khám sức khoẻ ở nha sĩ uy tín.
Một tình trạng rất nguy hiểm là suy tuyến giáp. Bởi vì, hiện tượng suy tuyến giáp là nguyên nhân làm cho bé ốm yếu, chậm đi, chậm nói, thậm chí là chậm mọc răng.
Vitamin D có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của bé. Nếu như cơ thể bé không được bổ sung nhiều vitamin D thì bé sẽ chậm mọc răng, và xương thì không được chắc khoẻ.
canxi thiếu là do photpho dư thừa. Vì vậy bé sẽ chậm mọc răng. Cha mẹ trong tình trạng này nên bổ sung nhiều canxi cho bé.
Bé thiếu canxi trong quá trình phát triển
MK7 có nghĩa là vitamin K. Loại vitamin này có tác dụng vân chuyển canxi đi từ máu vào với răng, nuôi dưỡng răng miệng cho bé. Trong trường hợp bé thiếu MK7 thì răng của bé sẽ phát triển chậm chạp hơn.
Những tình trạng thiếu chất dinh dưỡng cho cơ thể của bé cũng có thể làm cho bé chậm mọc răng như bình thường.
Chậm mọc răng ở trẻ em gây ra rất nhiều hậu quả sau này cho trẻ. Nếu không tìm các biện pháp điều trị kịp thời thì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời của con.
Vì răng sữa mọc quá chậm chạp, có em bé đến 2 tuổi mới mọc răng sữa. Chính điều này đã làm cho quá trình mọc răng vĩnh viễn chậm lại. Tình trạng mọc chậm răng vĩnh viễn gây ra hiện tượng răng hàm bị mọc lệch.
Hai hàm là hiện tượng hiếm gặp, nhưng không phải là không có. Bé sẽ xuất hiện cùng lúc răng vĩnh viễn và răng sữa. Gây nên tình trạng hai hàm. Điều này làm cho quá trình nhai của bé diễn ra một cách không bình thường như những em bé khác.
Nếu như răng mọc chậm thì sau này có thể gây ra tình trạng viêm quanh chân răng, từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm luôn cả hàm răng.
Chậm mọc răng ở trẻ em là một hiện tượng hiếm gặp. Nếu như con em của bạn gặp tình trạng này thì cần đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
Việc đưa bé đi nha khoa trẻ em sẽ giúp bác sĩ có thể kiểm tra và khám tổng quát cho bé. Bác sĩ có thể làm rõ được nguyên nhân vì sao chậm mọc răng ở trẻ từ đó đưa ra phương pháp điều trị hợp lý. Tuỳ vào từng tình huống mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.
Đưa bé đi khám để phát triển bệnh sớm
Nếu như chẩn đoán chậm mọc răng ở trẻ em là do thiếu dinh dưỡng thì bạn nên bổ sung nhiều thức ăn có chứa canxi. Cần có sự cân bằng giữa photpho và canxi để bé có thể phát triển bình thường.
Ngoài ra, bạn cần bổ sung thêm trong khẩu phần ăn của con là 500-800 ml sữa mỗi ngày để bé có thêm nguồn dinh dưỡng.
Việc bổ sung các vi khoáng chất cần thiết cho con như kẽm, lysine, crom, selen, vitamin B1 sẽ giúp cho bé có đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển.
Vitamin D cực kỳ quan trọng, vì nó sẽ làm cho xương và răng của bé phát triển và chắc khoẻ. Bạn có thể bổ sung vitamin D cho bé bằng cách cho bé tắm nắng mỗi ngày, giai đoạn từ 7-8 giờ tối để bé được bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
Bổ sung vitamin D cho bé bằng cách cho bé tắm nắng
Bé sinh ra trong giai đình có đầy đủ vật chất để bé có thể phát triển. Nhưng bé vẫn còi cọc ốm yếu, chậm mọc răng. Lý do đơn giản là tại bé lười ăn. Chính vì vậy, là bậc cha mẹ, bạn nên tạo ra một bữa ăn hợp lý. Nếu như bé cảm thấy khá ngán với việc ăn, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều buổi. Thông thường chia làm 3 buổi, thì giờ bạn có thể chia nhỏ thành 5 buổi. Cần trang trí thức ăn đẹp mắt cho con, không chỉ thế có thể tạo ra nhiều loại thức ăn cho con để con có đa dạng sự chọn lựa.
Tạo bữa ăn hợp lý cho con
Chậm mọc răng ở trẻ em cũng có thể xảy ra trong môi trường bé có quá ít không gian được vui chơi thoải mái. Bạn nên tạo ra một không gian thông thoáng, khô ráo, mát mẻ để tâm lý của con được phát triển bình thường.
Xem thêm: Nên khám răng trẻ em khi nào tốt?
Chậm mọc răng ở trẻ em là một căn bệnh ở trẻ em. Nếu như con của bạn mắc phải căn bệnh này, bạn nên đưa bé đến Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO để chúng tôi chẩn đoán bệnh cho bé. Với đội ngũ y bác sĩ dày dạn kinh nghiệm, từng khám và chữa bệnh cho hàng chục triệu em bé ở Việt Nam. Cùng với sự hỗ trợ của máy móc công nghệ hiện đại, phòng khám vô trùng. Chúng tôi tin tưởng có thể trở thành người bạn đồng hành cùng con bạn trong quá trình mọc răng.
Đưa bé đi gặp nha sĩ tốt
Hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Sài Gòn XO để được hỗ trợ thông tin chi tiết.
Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2, Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255
Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hotline: 02866.7677.468
Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn
Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn
TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC