Quý phụ huynh ai cũng muốn con có nụ cười rạng rỡ với một hàm răng đẹp. Thế nên, việc chuẩn bị các kiến thức chăm sóc con trong quá trình mọc răng của bé đóng vai trò quan trọng.  Xử lý các dấu hiệu em bé mọc răng thế nào đều ảnh hưởng đến vị trí răng sau này. Để tham khảo các cách xử lý hiệu quả, mời quý phụ huynh theo dõi bài viết dưới đây.

Thông tin về răng sữa

Sự xuất hiện của răng sữa không còn là điều xa lạ đối với các bé đang trải qua giai đoạn đầu của cuộc đời. Thật ra, chúng xuất hiện ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Nhưng khi sinh ra, đến một độ tuổi nhất định thì những chiếc răng này mới nhú lên khỏi lợi. Chúng chỉ đóng vai trò tạm thời trong lúc chờ đợi những chiếc răng vĩnh viễn mọc. Tuy vậy, răng sữa đem lại nhiều chức năng ăn nhai quan trọng cho hàm.

Cấu trúc răng sữa

dấu hiệu em bé mọc răng
Răng sữa có cấu trúc giống răng vĩnh viễn

Mọi chiếc răng đều có cấu trúc hoàn toàn giống nhau. Chúng phải đảm bảo đủ cấu trúc này để tồn tại khỏe mạnh trên hàm. Thông thường, răng sẽ có đủ 3 thành phần: men răng, ngà răng và tủy răng. Chúng hỗ trợ nhau hiệu quả trong quá trình nuôi dưỡng răng. Tuy nhiên, với vai trò tạm thời và cơ chế tự tiêu biến chân răng, răng sữa yếu hẳn hơn răng vĩnh viễn. Đồng thời, chúng cũng không có phần đầu răng hình răng cưa như răng vĩnh viễn. Màu của răng sữa sẽ trắng hơn.

Chức năng của răng sữa

răng sữa có chức năng quan trọng
Răng sữa có chức năng quan trọng trong hàm

Tuy chỉ xuất hiện trong khoảng vài năm đầu đời, chúng giữ nhiều chức năng quan trọng khác nhau. Nhất là trong việc hỗ trợ cho sự vận động của hàm. Răng sữa xuất hiện sớm giúp bé làm quen với quá trình ăn nhai cơ bản. Quá trình này là tiền đề để hàm răng vĩnh viễn phát huy hết tối đa chức năng của mình. Đồng thời, răng sữa cũng góp phần hình thành phát âm chuẩn cho bé từ sớm.

Lộ trình mọc của răng sữa

Tuy mỗi bé sẽ có một lộ trình khác nhau nhưng nhìn chung vẫn có những nét tương đồng trong giai đoạn này. Nhất là về thời gian và trình tự xuất hiện của những chiếc răng sữa. Do vậy, cha mẹ có lộ trình tham khảo để biết rằng thời gian con mọc răng có bình thường hay không.

bé mọc răng kể từ tháng thứ 6
Bé mọc răng kể từ tháng thứ 6
  • Khoảng thời gian này có thể kéo dài từ tháng thứ 4 cho đến tháng thứ 30. Tháng thứ 4 không phải là thời gian xuất hiện răng phổ biến, nhưng cũng không ngoại trừ trường hợp này. Thời gian mọc răng thường thấy nhất là vào tháng thứ 6. Đây là khoảng thời cha mẹ nên lưu ý về những dấu hiệu em bé mọc răng.
  • Kéo dài hơn 20 tháng, bé trải qua 5 giai đoạn khác nhau trong lộ trình chung. Tại mỗi khoảng thời gian cụ thể, lần lượt sẽ có 4 chiếc răng ở các vị trí khác nhau xuất hiện. Thứ tự mọc răng sẽ là: 4 chiếc răng số 1, 4 chiếc răng số 2, 4 chiếc răng số 4, 4 chiếc răng số 3 và 4 chiếc răng số 5.
  • Quá trình này chính thức chấm dứt khi răng số 5 xuất hiện. Có thể thấy, với sự xuất hiện của 4 chiếc răng qua 5 giai đoạn sẽ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa. Đây chính là số lượng răng sữa tối đa của mỗi người.

Dấu hiệu em bé mọc răng bình thường

Tín hiệu từ cơ thể cho thấy răng đang xuất hiện rất cần thiết. Chúng giúp cha mẹ dự đoán được liệu con có đang xuất hiện các dấu hiệu em bé mọc răng không. Hay là những biểu hiện của các bệnh lý khác từ đó có các cách xử lý phù hợp. Quý phụ huynh có thể tham khảo các dấu hiệu em bé mọc răng ở dưới đây để nhận biết bé có đang mọc răng hay không

Chảy nhiều nước dãi

bé chảy dãi là dấu hiệu mọc răng
Bé chảy dãi là dấu hiệu mọc răng

Hầu hết phụ huynh đều khẳng định con mình đang mọc răng khi thấy xuất hiện biểu hiện này. Trên thực tế, nó được xem là xuất hiện phổ biến nhất trong giai đoạn bé mọc răng. Đồng thời, cũng rất dễ dàng quan sát được việc bé chảy dãi. Lúc này cha mẹ có thể dùng khăn hoặc giấy để thấm cho con. Tuyệt đối không lau quá nhiều lần có thể khiến tổn thương da vùng cằm.

Đi tướt

dấu hiệu đi tướt khi mọc răng
Dấu hiệu bé đi tướt khi mọc răng

Nếu không được thông tin thì hẳn rất nhiều phụ huynh nghĩ rằng hiện tượng này liên quan đến đường tiêu hóa. Thật ra, đây là một biểu hiện khá thường gặp lúc bé mọc răng. Đi tướt do mọc răng chỉ kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày. Phân lỏng, thường có mùi tanh khó chịu, tuy nhiên không kèm theo nhầy hoặc máu.

Thích gặm đồ vật

em bé mọc răng thích cắn
Em bé mọc răng thích gặm đồ vật

Có thể nói, giai đoạn mọc răng gây ra nhiều tác động xấu đến lợi. Theo từng mức độ tổn thương, bé sẽ phải chịu các cảm giác từ khó chịu đến đau. Bé thích gặm đồ vật khi tình trạng ngứa lợi diễn ra. Bé sẽ thích cắn nhiều hơn lúc bú và có thể gặm bất cứ đồ vật gì có trong tay. Thế nên, cha mẹ phải để các vật dễ vỡ xa tầm tay bé. Tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Khó chịu, chán ăn

Khác với thích cắn, biếng ăn xảy ra phần lớn do sự phiền toái của các cơn đau từ lợi. Tác nhân chính dẫn đến tình trạng này là do lợi bị nứt để chuẩn bị cho răng mọc. Đây chính là nguyên nhân khiến bé quấy khóc và biếng ăn hơn. Nứt lợi là hiện tượng không thể kiểm soát được. Một thời gian ngắn sau, khi răng mọc ổn định thì bé lại trở về trạng thái như bình thường.

Xem thêm: 20 điều có thể bạn chưa biết về các trường hợp trẻ con mọc răng

Dấu hiệu em bé mọc răng bất thường

Song song với các dấu hiệu em bé mọc răng như trên, cha mẹ cần nắm các biểu hiện bất thường khác. Điều này giúp quý phụ huynh thuận tiện hơn trong việc so sánh giữa mọc răng với các bệnh lý khác. Việc xem xét kỹ nguyên nhân sẽ giúp cha mẹ tìm được cách giải quyết an toàn và hiệu quả hơn.

bé mọc răng chậm là dấu hiệu bất thường
Bé mọc răng chậm là dấu hiệu bất thường

Mọc răng quá sớm

Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, đây là hiện tượng nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng ta hoàn toàn không thể điều khiển được việc răng mọc sớm. Bé mọc răng sớm thường là những bé lúc mới sinh đã mọc răng hoặc mọc răng trước 3 tháng tuổi.

Mọc răng quá muộn

Khác với trường hợp trên, có nhiều tác nhân bên ngoài dẫn đến tình trạng này. Chủ yếu xuất phát từ những vấn đề khác nhau về sức khỏe và vệ sinh răng miệng. Thế nhưng cha mẹ không cần lo lắng. Hiện tại có rất nhiều cách mà cha mẹ có thể tham khảo để kích thích mọc răng cho con. Hoặc cha mẹ đưa con đến nha khoa để nhận sự tư vấn từ nha sĩ. Sau khoảng 11 tháng như bé chưa mọc răng thì được xem là chậm mọc răng.

Đi tướt và sốt kéo dài quá lâu này

Mọi biểu hiện khi kéo dài quá lâu ngày đều không tốt. Trong trường hợp này, cả đi tướt và sốt kéo dài đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé. Chúng khiến bé mệt mỏi, chán ăn và làm lệch đi chế độ ăn uống hàng ngày. Cha mẹ cần thiết phải đưa bé dến bệnh viện để kiểm tra tình trạng của bé. Lúc này, đi tướt và sốt có thể là các dấu hiệu từ bệnh lý khác chứ không phải mọc răng.

Dấu hiệu em bé mọc răng bình thường hay bất thường cần nhận được sự quan tâm từ quý phụ huynh. Phân biệt sự khác nhau trong các biểu hiện mọc răng của bé có ý nghĩa lớn. Điều này giúp bé tránh khỏi các bệnh lý nguy hiểm. Nếu bé đang mọc răng nhưng có dấu hiệu bất thường khác kể trên, cha mẹ có thể gọi đến hotline của Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO để nhờ đến sự trợ giúp của nha sĩ.

Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2,  Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255

Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hotline: 02866.7677.468

Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn

Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn

TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC

.
.
.
.