Đau tủy răng hàm khiến rất nhiều bệnh nhân gặp khó khăn trong vấn đề sinh hoạt hằng ngày. Nhưng họ lại không biết cách nào để điều trị triệt để bệnh này. Vậy nên, trong bài viết dưới đây, Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO sẽ tư vấn các biện pháp xử lý bệnh đau tủy răng hiệu quả cho mọi người cùng tham khảo. Nếu bạn cũng đang quan tâm về chủ đề này thì đừng bỏ lỡ nhé!

Đau tủy răng hàm gây ra những phiền toái nhất định cho người bệnh

Tận sâu bên trong những chiếc răng là phần mô tủy có chức năng nuôi dưỡng răng được phát triển khỏe mạnh. Vì đây là những mô sống nên nó rất dễ bị nhiễm trùng nếu có vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào. Một khi tủy răng đã bị viêm nhiễm thì sẽ xuất hiện cơn đau nhất định. Đây gọi là đau tủy răng hàm

đau tủy răng hàm có thể gây đau nhức dữ dội
đau tủy răng hàm có thể gây đau nhức dữ dội

Dựa trên mức độ viêm thì biểu hiện đau sẽ khác nhau. Có thể là đau nhẹ nhàng, thoáng qua. Hoặc cũng có thể đau buốt dữ dội. Dù là cơn đau nào thì vẫn gây ra những phiền toái nhất định cho cuộc sống của bệnh nhân. Đặc biệt trong vấn đề ăn uống hàng ngày. Tủy răng bị viêm sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc các loại thức ăn. Người bệnh khó có thể ăn uống ngon miệng được như xưa.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên phải chịu những cơn đau do tủy viêm gây ra sẽ khiến tinh thần của bệnh nhân dần sa sút. Bởi đặc trưng của bệnh đau tủy răng hàm là những cơn đau thường xuất hiện liên tục về đêm. Bệnh nhân không thể ngủ ngon giấc nên tinh thần sẽ dần bị ảnh hưởng. Cấp thiết cần phải có phương án điều trị để giúp bệnh nhân quay trở lại cuộc sống bình thường.

tủy răng bị viêm do vi khuẩn xâm nhập qua lỗ sâu răng
tủy răng bị viêm do vi khuẩn xâm nhập qua lỗ sâu răng

Tư vấn các cách xử lý đau tủy răng hàm triệt để

Hiện nay, để điều trị bệnh đau tủy răng hàm, các bác sĩ nha khoa sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và tư vấn 1 trong 3 phương pháp dưới đây:

Lấy tủy viêm ra ngoài kết hợp bọc mão sứ

Biện pháp lấy tủy viêm được áp dụng hàng đầu với hầu hết bệnh nhân bị đau tủy răng hàm. Bởi vì cách này tiến hành rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả vượt trội nhất. Bác sĩ sẽ trực tiếp dùng các dụng cụ nội nha kết hợp với các loại máy móc để gắp sạch phần tủy viêm ra ngoài. Sau đó sẽ bơm rửa và làm sạch toàn bộ ống tủy. Thực hiện trám kín phần lỗ hổng để không cho vi khuẩn từ bên ngoài tấn công vào. Cách này sẽ bảo vệ được phần tủy chưa bị tổn thương. Đồng thời, răng thật cũng được bảo tồn.

sau lấy tủy có thể bọc thêm mão răng sứ để bảo vệ răng thật
sau lấy tủy có thể bọc thêm mão răng sứ để bảo vệ răng thật

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của cách này là khiến răng sau lấy tủy bị yếu đi. Nếu trong quá trình ăn uống không cẩn thận, răng sẽ rất dễ bị nứt mẻ dưới tác động của lực ăn nhai. Hiểu được điều này, các bác sĩ đã cho ra cách khắc phục là bọc mão răng sứ lên trên răng thật đã lấy tủy. Việc bão răng sứ sẽ gia tăng thêm phòng ngự kiên cố cho răng thật bên dưới. Các vi khuẩn sẽ không dễ dàng xâm nhập vào trong gây tái phát bệnh đau tủy răng hàm. Đặc biệt, bệnh nhân có thể thỏa thích ăn bất cứ loại thức ăn nào mà mình yêu thích.

Nhổ răng và tiến hành phục hình răng mới

Nhổ răng là biện pháp được thực hiện trong trường hợp bệnh đau tủy răng hàm đã có chuyển biến nặng. Phần tủy đã bị hoại tử hoàn toàn. Và phần răng bên ngoài cũng đã hư tổn nặng. Không thể cứu vãn lại nữa. Việc nhổ răng sẽ giúp loại bỏ tận gốc được viêm nhiễm gây ra đau tủy răng hàm. 

đau tủy răng hàm cần được lấy tủy kịp thời
đau tủy răng hàm cần được lấy tủy kịp thời

Tuy nhiên, cách này có một nhược điểm lớn là nếu nhổ bỏ răng sẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng ăn nhai. Và tính thẩm mỹ của răng hàm. Chưa kể là nếu để lâu mà không có biện pháp khắc phục thì rất dễ xảy ra tình trạng tiêu xương hàm. Khiến các dây chằng và cơ mặt hóp vào trong. Làm bệnh nhân già nua đi trông thấy. Vì vậy, để khắc phục nhược điểm của cách này, các bác sĩ sẽ tiến hành phục hình răng mới sau nhổ răng. 

Các kỹ thuật phục hình răng mới hiện nay gồm có trồng răng implant, cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp. Trong 3 kỹ thuật này, ưu việt hơn cả phải kể đến trồng răng implant. Bởi răng implant có cấu tạo giống y như răng thật. Khi được trồng vào khoảng trống mất răng sẽ tích hợp hoàn toàn với xương hàm. Thay thế được vai trò và chức năng của răng đã mất.

Xem thêm:Giải mã 4 ưu điểm vượt trội của công nghệ trồng răng Implant

nên trồng răng implant sau khi nhổ răng để loại trừ viêm nhiễm trong tủy
nên trồng răng implant sau khi nhổ răng để loại trừ viêm nhiễm trong tủy

Đặt thuốc diệt tủy

Đối với biện pháp đặt thuốc diệt tủy thường không được sử dụng nhiều cho các trường hợp bị đau tủy răng hàm. Bởi trong thuốc diệt tủy có chứa những thành phần gây nguy hại cho sức khỏe người bệnh. Nếu trong quá trình đặt thuốc diệt tủy sai kỹ thuật hoặc trong trường hợp không may bệnh nhân nuốt phải. Sẽ khiến họ bị ngộ độc và gây tổn thương đến họng và đường tiêu hóa.

đặt thuốc diệt tủy có thể gây nguy hại tới sức khỏe người bệnh
đặt thuốc diệt tủy có thể gây nguy hại tới sức khỏe người bệnh

Tuy nhiên, biện pháp này vẫn được áp dụng với những trường hợp bị dị ứng với các loại thuốc tê. Hoặc những người mắc các bệnh cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường,… Không thể thực hiện được 1 trong 2 phương pháp đã được đề cập ở trên. Nhưng bạn cần nhớ rằng, trong trường hợp không cần thiết phải dùng đến thuốc diệt tủy thì hãy ưu tiên lựa chọn lấy tủy hoặc nhổ răng. Vì đó là 2 phương pháp an toàn với bạn hơn. 

Trên đây là cách xử lý triệt để bệnh đau tủy răng hàm. Hy vọng qua bài viết dưới đây, mọi người đã biết được nên chọn cách nào để điều trị được căn bệnh này. Nếu còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO để được giải đáp nhé!

Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2,  Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255

Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hotline: 02866.7677.468

Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn

Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn

TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC

.
.
.
.