Khi trồng răng Implant, có người bệnh sẽ phải phải thực hiện phẫu thuật ghép xương hàm trước. Vậy ghép xương hàm trong trồng răng Implant là gì? Có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết của Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn dưới đây nhé!

Ghép xương hàm cấy Implant là gì?

Hiểu một cách đơn giản ghép xương hàm trong cấy răng Implant là kỹ thuật bắt buộc phải thực hiện trong một số trường hợp nhất định. Mục đích của việc này là bổ sung, tái tạo lại phần xương hàm đã bị mất. Nó sẽ làm tăng diện tích của xương hàm để có thể nâng đỡ trụ Implant khi trồng răng.

Theo đó, khi phẫu thuật xương hàm, các bác sĩ sẽ dùng xương hàm nhân tạo thay thế cho phần chân răng bị mất. Kỹ thuật này sẽ được thực hiện trước, sau đó mới cấy ghép Implant.

Ghép xương hàm
Ghép xương hàm là kỹ thuật cần thực hiện với một số trường hợp nhất định

Ghép xương hàm khi trồng răng Implant có nguy hiểm không?

Ghép xương hàm nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau về địa chỉ nha khoa, tay nghề của bác sĩ thực hiện… Bởi xương hàm khi được ghép vào sẽ cần đặt đúng vào vị trí phần chân răng đã mất.

Mức độ nguy hiểm của kỹ thuật này cũng phụ thuộc một phần vào sự hỗ trợ của các loại máy móc trang thiết bị. Khi thiết bị không được vô trùng sạch sẽ, rất dễ xảy ra các bệnh lý viêm nhiễm trong quá trình phẫu thuật.

Ghép xương hàm khi cấy Implant
Ghép xương hàm khi cấy Implant nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Ví dụ, muốn đặt đúng vị trí xương hàm hay xác định chính xác khoảng cách giữa xương hàm và các dây thần kinh, bắt buộc phải dùng đến sự hỗ trợ của máy chụp CT 3D. Vì thế, để đảm bảo tốt nhất cho việc phẫu thuật bạn nên chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, có chuyên môn cao như tại Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO.

Khi nào cần ghép xương hàm trồng răng Implant?

Không phải ai cũng phải ghép xương hàm trong trồng răng Implant. Phương pháp này được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp xương hàm không đủ mật độ hay số lượng, thể tích…

Ghép xương hàm trong trồng răng Implant
Không phải ai cũng phải ghép xương hàm khi trồng Implant

Riêng một số trường hợp nhất định dưới đây sẽ bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật trước khi cấy Implant:

  • Xương ổ răng hàm bị tiêu hủy do bị mất răng lâu năm.
  • Sử dụng hàm giả lâu năm khiến cho phần xương hàm bị thu hẹp, thiếu hụt và tự tiêu.
  • Xương hàm chịu tác động vậy lý từ di chứng, chấn thương trong những lần phẫu thuật răng hoặc va đập mạnh khi tai nạn.
  • Xương hàm không đủ tiêu chuẩn để nâng đỡ trụ Implant: xương hàm mỏng, yếu, mềm.
  • Xương hàm bị ảnh hưởng yếu hoặc mềm đi do các bệnh lý răng miệng như: viêm tủy, viêm nha chu, viêm nướu…
Phẫu thuật ghép xương hàm
Người bị tiêu xương hàm sẽ phải ghép xương hàm

Biến chứng sau quá trình ghép xương hàm trong trồng răng Implant

Thực tế cho thấy, không phải ca ghép xương hàm trước khi cấy Implant đều thành công. Sẽ có những biến chứng nguy hiểm xảy ra nếu ca phẫu thuật có sự sai sót nhất định. Một số biến chứng khách hàng có thể gặp phải sau khi thực hiện kỹ thuật ghép xương hàm như sau:

Nhiễm trùng, hoại tử răng sau cấy ghép

Việc vô trùng các loại máy móc, trang thiết bị rất quan trọng. Nếu không vệ sinh răng hàm sau quá trình cấy ghép đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Thậm chí có những trường hợp nặng sẽ bị hoại tử răng.

Ảnh hưởng răng lân cận

Theo quy trình ghép xương hàm trồng răng Implant, bác sĩ sẽ phải khoan 1 lỗ nhỏ để đặt trụ Implant vào. Nếu bác sĩ không có chuyên môn, khoan quá sâu hoặc quá nông sẽ ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh răng. Như vậy, những chiếc răng lân cận cũng bị ảnh hưởng, yếu mòn đi.

Chảy máu răng

Đây là biến chứng phổ biến mà khách hàng hay gặp trong quá trình ghép xương hàm cấy Implant. Tình trạng này sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 ngày. Nguyên nhân là do trong quá trình phẫu thuật bác sĩ đã đặt sai vị trí của trụ Implant.

Kỹ thuật ghép xương hàm
Thực hiện kỹ thuật ghép xương hàm không đúng cách sẽ gây chảy máu răng

Ghép xương hàm trong trồng răng Implant cần lưu ý những gì?

Để giảm thiểu tối đa những biến chứng nguy hiểm sau quá trình ghép phần xương hàm trồng Implant, bạn hãy lưu ý như sau:

  • Thực hiện việc thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên trước khi ghép phần xương hàm.
  • Thông báo với bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh răng miệng hiện tại đã và đang mắc phải. Hay một số va đập, chấn thương, tai nạn ảnh hưởng đến hàm răng.
  • Tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị. Không tự ý đi đến các cơ sở, địa chỉ nha khoa khác để thực hiện phẫu thuật cấy ghép phần xương hàm, cấy ghép Implant.
  • Chăm sóc, vệ sinh răng miệng trước và sau phẫu thuật cấy Implant thường xuyên. Duy trì thói quen đánh răng, sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa, tăm nha khoa hàng ngày.
  • Sau quá trình phẫu thuật nếu có xảy ra bất kỳ dấu hiệu nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Ghép xương hàm răng
Thường xuyên thăm khám bác sĩ định kỳ để theo dõi sức khỏe sức khỏe răng miệng

Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO – Địa chỉ ghép xương hàm, cấy Implant uy tín tại HCM

Quý khách hàng đang có nhu cầu ghép phần xương hàm, cấy Implant tại các quận HCM? Nhưng chưa tìm được địa chỉ uy tín, chất lượng. Hãy đến với Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO của chúng tôi.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Răng – Hàm – Mặt, chúng tôi tự hào là đơn vị thực hiện các kỹ thuật:

  • Bọc răng sứ
  • Dán sứ Veneer
  • Cấy ghép xương hàm
  • Cấy Implant
  • Nhổ răng, trám răng, điều trị tủy răng, điều trị nha chu
  • Tẩy trắng răng

Vì thế, quý khách hàng có thể an tâm khi thực hiện những phẫu thuật Răng – Hàm – Mặt tại Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO.

Trên đây là bài viết mà Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn đã tổng hợp lại giúp khách hàng hiểu rõ hơn về kỹ thuật ghép xương hàm trong trồng răng Implant. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2,  Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255

Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hotline: 02866.7677.468

Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn

Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn

TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC

.
.
.
.