Hàm khung tháo lắp là phương pháp phục hình khiếm khuyết cho răng được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bên cạnh những thông tin tổng quan về loại hàm này, mọi người cũng rất thắc mắc liệu sử dụng hàm khung có cần lưu ý điều gì không. Để trả lời được câu hỏi này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO nhé!

Tổng quan về phương pháp hàm khung tháo lắp

Hàm khung tháo lắp được đánh giá là kỹ thuật phục hình răng cực kỳ nhanh chóng với chi phí rẻ nhất hiện nay. Với việc sử dụng răng giả gắn trực tiếp lên hàm sẽ giúp mọi người khắc phục được tình trạng răng mất. Cũng như khôi phục được tính thẩm mỹ của hàm và chức năng ăn nhai cơ bản hằng ngày.

Cấu tạo của hàm khung tháo lắp

Xét về cấu tạo, hàm khung tháo lắp có một điểm khác với hàm giả là nó có một khung sườn bằng chất liệu kim loại. Thay vì phần nướu giả như loại hàm bình thường. Trên khung sườn sẽ có yên phục hình và các móc cài nối với răng giả phía trên. Tất cả những bộ phận này sẽ được chế tác liền thành một khối. Và có thể tháo ra lắp vào khi cần thiết.

hàm khung như tên gọi sẽ có một khung sườn kim loại nâng đỡ cho răng giả phía trên
hàm khung như tên gọi sẽ có một khung sườn kim loại nâng đỡ cho răng giả phía trên

Với thiết kế đặc biệt như vậy, muốn làm hàm khung tháo lắp. Thì người mất răng cần phải trực tiếp đi đến nha khoa để bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng. Rồi tiến hành đo đạc khuôn hàm và lấy dấu hàm để chuyển cho kỹ thuật viên phục hình. Để chế tạo những chi tiết trong hàm khung tháo lắp tương ứng với hình dạng răng miệng của bạn.

Xem thêm:Răng giả tháo lắp nhựa dẻo,phân loại và cấu tạo của nó.

Đối tượng có thể sử dụng hàm khung

Vì cấu tạo của hàm khung tháo lắp có các móc cài với răng thật để nâng đỡ vững chắc cho răng giả phía trên. Nên đối tượng sử dụng của loại hàm này không rộng như hàm giả tháo lắp bình thường. Đối tượng thích hợp nhất để sử dụng loại hàm này là:

hàm khung thích hợp với đa số người cao tuổi vì nó không yêu cầu khắt khe về tình trạng sức khỏe người mất răng
hàm khung thích hợp với đa số người cao tuổi vì nó không yêu cầu khắt khe về tình trạng sức khỏe người mất răng
  • Người rụng răng nhưng còn răng thật trên hàm
  • Người không đủ sức khỏe để trồng răng implant. Hoặc người có đủ sức khỏe nhưng không muốn mài răng để làm cầu răng sứ.
  • Những người mất nhiều răng ở các vị trí xen kẽ, không liên tục
  • Người không có nhiều kinh phí để làm các phương pháp phục hình khác

Sử dụng hàm khung tháo lắp cần chú ý những gì?

Khi đã lựa chọn phương pháp hàm khung tháo lắp để phục hình thẩm mỹ cho những răng đã mất. Bạn cần nên lưu ý một số điều dưới đây để quá trình trải nghiệm hàm khung được tốt nhất.

sử dụng hàm khung sẽ cải thiện rất lớn khả năng ăn nhai
sử dụng hàm khung sẽ cải thiện rất lớn khả năng ăn nhai

Thời hạn sử dụng của hàm khung

Thông thường, thời hạn sử dụng của hàm khung tháo lắp tối đa là 5 năm. Sau thời gian này, hàm khung sẽ trở nên lỏng dần. Không còn ôm khít vào phần nướu như trước. Nguyên nhân khiến hàm khung bị lỏng một phần là do cấu trúc xương hàm của mọi người thay đổi. Phần lớn còn lại là do trong quá trình ăn uống hằng ngày, việc tác động lực nhai qua lại làm hàm khung lỏng dần ra. Một khi hàm lỏng thì sẽ dẫn đến việc ăn nhai trở nên mất ngon, phát âm kém. Chưa kể còn gây đau và khó chịu cho người đeo hàm. Cho nên, khi tới thời hạn trên, bạn cần phải để ý. Và đi đến nha khoa uy tín để làm lại hàm mới. 

thời hạn sử dụng của hàm khung không dài, thường là tối đa 5 năm
thời hạn sử dụng của hàm khung không dài, thường là tối đa 5 năm

Tuy nhiên, bạn cần phải phân biệt được hàm lỏng với hàm không dính được. Nếu hàm lỏng thì cần phải thay hàm mới. Còn hàm không dính được sẽ dùng thêm keo dán để tăng độ dán dính của hàm giả. Lưu ý là kéo dán không phải là giải pháp giải quyết trường hợp hàm lỏng. Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn vấn đề này. Họ tự chủ động mua kéo dán để giúp hàm lỏng dính vào xương hàm. Nhưng điều này không có tác dụng gì.

Cần tháo lắp hàm khung theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Lưu ý tiếp theo khi sử dụng hàm khung tháo lắp là cần thực hiện tháo lắp theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Vì nếu làm không đúng theo quy tắc tháo lắp, rất dễ làm gãy các móc nối hoặc răng giả phía trên. Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy việc tháo và lắp dễ dàng. Thì điều này có nghĩa là bạn đã làm đúng tháo tác của nó.  Với những người không thể tháo được hàm hoặc cảm thấy khó khăn khi tháo hàm. Thì hãy quay trở lại nha khoa đã làm để nhờ nha sĩ giúp đỡ. Ngoài ra, bạn cũng không nên tự ý chỉnh sửa nền hàm, bẻ cong các móc nối. Vì như vậy, sẽ làm biến dạng hàm khung. Khi đeo vào, sẽ không khít với khuôn miệng của bạn nữa.

không được tự ý chỉnh sửa hàm khung mà phải nhờ đến nha sĩ
không được tự ý chỉnh sửa hàm khung mà phải nhờ đến nha sĩ

Chú ý cách ăn nhai và chế độ ăn uống

Vào thời gian đầu khi mang hàm khung tháo lắp, chắc hẳn mọi người sẽ cảm thấy không quen. Và việc ăn nhai cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Những gì bạn cần làm lúc này là phải tập ăn nhai để làm quen và thích nghi với nó. Hãy bắt đầu sử dụng những loại thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp,…Tập nhai chậm và phân bổ lực nhai ra đều hai bên. Chú ý không nên chọn những loại thực phẩm quá dai, quá cứng và quá dẻo. Vì những loại thực phẩm như vậy không thích hợp với răng giả tháo lắp. 

sử dụng hàm khung nên cắt nhỏ thức ăn để dễ nuốt hơn thay vì để miếng to khó nhai
sử dụng hàm khung nên cắt nhỏ thức ăn để dễ nuốt hơn thay vì để miếng to khó nhai

Sau thời gian tập nhai với hàm giả, bạn có thể chuyển qua nhai những thức ăn bình thường khác. Tuy nhiên, không nên nhai những miếng to mà hãy cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn ra để dễ nhai và dễ nuốt hơn. Dùng lực nhai thật nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương răng giả. Như thế, hàm khung tháo lắp sẽ có thời hạn sử dụng lâu hơn.

Chú ý đến cách vệ sinh hàm giả và răng miệng

Hàm khung tháo lắp khi không đeo cần phải được ngâm trong nước. Điều này sẽ giúp cho hàm luôn giữ được độ ẩm nhất định. Giúp hàm không bị co rút, biến dạng. Bên cạnh đó, trong quá trình ăn uống hằng ngày, bạn cần phải dùng bàn chải lông mềm để lấy sạch cặn thức ăn còn bám trên răng giải và các móc cài. Sau đó, dùng thêm một ít kem đánh răng để giúp hàm luôn được sạch sẽ. Ngăn chặn được tình trạng ố vàng của hàm sau một thời gian sử dụng. Lưu ý là không nên dùng những chất tẩy rửa mạnh để ngâm hàm hay chải hàm. Vì những chất này có tính ăn mòn rất mạnh. Không tốt cho hàm cũng như người đeo hàm.

nên ngâm hàm trong nước để bảo quản độ ẩm cho hàm, tránh bị biến dạng
nên ngâm hàm trong nước để bảo quản độ ẩm cho hàm, tránh bị biến dạng

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng khi mang hàm khung tháo lắp. Đồng thời, cũng sẽ giúp cho hàm răng của bạn luôn được thơm tho, sạch sẽ nhất. Không có mùi hôi gây khó chịu.

Trên đây là những lưu ý mà bạn cần nhớ khi sử dụng hàm khung tháo lắp. Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ có thêm những thông tin hữu ích hơn về loại hàm này. Nếu còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO để nhận được giải đáp chi tiết nhé!

Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2,  Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255

Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hotline: 02866.7677.468

Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn

Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn

TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC

.
.
.
.