Trám răng là một phương pháp phục hình cho răng hiệu quả đang được nhiều người tin dùng sử dụng. Với phương pháp bạn sẽ được lấp đầy khoảng trống sâu răng bằng vật liệu trám phù hợp. Tuy nhiên cảm giác ê buốt, đau sau khi trám răng là một điều không thể tránh khỏi. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng răng sau trám bị nhức? Cách khắc phục răng trám bị nhức như nào? Hãy cùng Nha Khoa Sài Gòn Smile tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết bên dưới nhé!

Hiện tượng răng trám bị nhức do đâu?

Trám răng xong bị nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do tay nghề bác sĩ chưa cao, chất liệu trám không chất lượng hoặc bởi cách chăm sóc răng không tốt. Dưới đây là một số hiện tượng gây nên tình trạng răng bị nhức sau trám.

răng trám bị nhức

Răng sâu chưa điều trị triệt để

Việc nạo bỏ hoàn toàn, triệt để và sạch sẽ mô răng sâu trước khi trám là điều vô cùng quan trọng. Nếu vì lý do nào đó, bác sĩ không làm tốt công việc này. Sẽ dễ khiến vi khuẩn còn sót lại và tiếp tục phát triển, làm răng sâu vào bên trong. Nếu do răng sâu chưa được điều trị triệt để, khoảng sau vài ngày, phần răng trám sẽ bị đau nhức.

Tủy răng bị viêm nhưng chưa điều trị

Viêm tủy răng thường xảy ra khi răng bị sâu. Nếu bác sĩ điều trị răng sâu tốt nhưng không nhận ra tủy đã bị viêm và không xử lý sớm. Thì sẽ khiến răng sau trám bị đau nhức, cơn đau do viêm tuỷ được xem là nỗi sợ của nhiều người. Thậm chí nếu lâu ngày không được xử lý, viêm tủy dần dần sẽ ảnh hưởng tới xương. Nặng hơn dễ gây ra áp xe răng rất nguy hiểm.

Dây thần kinh bị kích thích

Hiện tượng trám răng bị ê buốt đôi khi có thể do miếng trám bị không được xử lý tốt. Rất dễ gây chèn ép tạo ra áp lực làm dịch ngà trong răng di chuyển. Từ đó, tác động tới dây thần kinh bên trong răng gây ê nhức.

Phản ứng với vật liệu trám

Sau khi trám răng về bị nhức cũng có thể do bạn bị dị ứng với vật liệu hàn răng. Hiện tượng này thường khó kiểm soát do cả bác sĩ lẫn khách hàng không kiểm tra được điều này. Tuy nhiên, cũng sẽ không loại trừ trường hợp nha khoa nhập các loại vật liệu kém chất lượng. Các loại sản phẩm này thường không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho người dùng. Có chứa nhiều thành phần lạ nên dễ gây kích ứng, ê buốt cho răng.

Miếng trám bị hở

Thông thường sau khi trám, bác sĩ sẽ chiếu đèn laser để đông cứng nhanh miếng trám.

Lúc đó miếng trám thường sẽ bị co lại. Do vậy nếu bác sĩ không tính toán cẩn thận đổ chất trám không đủ thì sẽ khiến vết trám bị hở. Vết trám bị hở không được phát hiện này sẽ không khiến răng đau liền trong ngày hôm đó. Khoảng sau ngày sẽ xuất hiện tình trạng răng trám bị nhức khó chịu.

Chăm sóc răng miệng không cẩn thận

Hiện tượng răng trám bị nhức buốt cũng có thể xuất phát từ việc chăm sóc và bảo vệ răng. Nếu thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm quá cứng, thực phẩm chứa tính axit mạnh. Hay lười chải răng cũng khiến răng sau trám bị đau buốt hơn.

Do tay nghề bác sĩ kém

Trong trường hợp trám răng nhằm khắc phục các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy. Nếu không điều trị triệt để trước khi trám răng có thể khiến bạn bị đau nhức sau điều trị. Với những bác sĩ chuyên môn yếu thường sẽ có những yếu điểm khi thăm khám răng miệng cho khách.

 

Bên cạnh đó, kỹ thuật trám của bác sĩ không tốt cũng khiến cho miếng trám bị đứt hoặc sai lệch. Trường hợp này hiến sâu răng tái phát gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt răng. Răng sau trám bị cấn cộm gây ảnh hưởng đến các răng lân cận. Gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng.

Hướng dẫn cách khắc phục răng trám bị nhức hiệu quả

Cách khắc phục răng trám bị nhức

Tình trạng răng trám bị nhức không phải là ít gặp hiện nay. Vậy nên để có thể khắc phục tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

  • Đắp gừng, tỏi lên vùng răng bị ê giúp giảm nhanh cơn đau.
  • Súc miệng bằng nước muối để ức chế vi khuẩn trên răng.
  • Chườm nóng hoặc dùng đá lạnh chườm lên vùng răng bị ê.
trồng răng implant
Chườm đá giúp giảm đau răng sau khi trám răng

Tuy nhiên, những cách giảm đau này chỉ mang lại tác dụng trong một thời gian ngắn. Nếu bạn gặp phải tình trạng bị ê buốt nhiều sau khi trám thì bạn nên quay lại nha khoa. Nên quay lại càng sớm càng tốt để bác sĩ xác định nguyên nhân và có phương pháp khắc phục phù hợp.

  • Nếu ê buốt răng do bệnh lý răng sâu hay viêm tủy thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo miếng trám. Sau đó nạo bỏ ổ sâu răng, lấy tủy đã hư, làm sạch răng và sau đó trám bít lại.
  • Nếu do không đúng kỹ thuật hoặc kích ứng, cong vênh, hở miếng trám. Thì sẽ tháo miếng trám cũ và thay miếng trám mới để đảm bảo mức độ hiệu quả lâu dài.
  • Ngoài ra, sau khi hoàn thành quá trình trám răng. Trước khi về, bạn sẽ được bác sĩ dặn dò lưu ý cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách. Bạn nên làm theo nhằm tránh tình trạng ê buốt răng sau trám, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Phòng ngừa hiện tượng trám răng xong bị nhức ê buốt

Bên cạnh đó, để phòng ngừa tối đa hiện tượng răng trám bị nhức, ê buốt. Bạn cần đặc biệt thực hiện đúng những hướng dẫn chăm sóc sau đây:

  • Khoảng thời gian từ 1-2 ngày đầu sau trám vệ sinh sạch sẽ răng miệng bằng nước muối. Chỉ nên ăn các loại thực phẩm dễ nhai nuốt, hạn chế thức phẩm cần nhai nhiều.
  • Sau 2 ngày nên chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải có đầu lông cọ mềm. Có thể kết hợp dùng thêm với kem đánh răng chuyên dùng cho người có răng nhạy cảm.
  • Tuyệt đối không ăn các món ăn cay nóng hoặc quá cứng
  • Không ăn kem, uống nước đá lạnh trong 2 tuần sau khi trám răng.
  • Đặc biệt, chỉ thực hiện trám răng thẩm mỹ tại những địa chỉ nha khoa uy tín, có giấy phép hoạt động minh bạch.

niềng răng gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai

Phòng bệnh hơn chữa bệnh là điều mà bất kỳ người nào cũng mong muốn. Hy vọng với những thông tin cung cấp trên đây giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nếu bạn đang phân vân không biết trám răng tại địa chỉ nha khoa nào. Thì hãy chọn đến ngay với Nha Khoa Sài Gòn Smile để được khám và tư vấn nhé.

Có Thể Bạn Quan Tâm:

Trám Răng Cửa Bị Sứt Mẻ Có Được Không?

Trám Răng Thẩm Mỹ Và Những Lưu Ý Cần Biết Khi Trám Răng 2022

Trám Răng Sâu Có Bền Không? Sử Dụng Được Bao Lâu?

Liên hệ với chúng tôi

Hotline: 0982.5555.74/ 02866.744.255

Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2,  Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoasmilesaigon

https://www.facebook.com/nhakhoasaigonquan2

https://www.facebook.com/Nhakhoaquan2chatluongcao

Youtube :https://www.youtube.com/channel/UCOq6tVtBNBHhD4WcrCbNlCQ

Tiktok: https://vt.tiktok.com/ZSe53yr3n/

Zalo: https://zalo.me/0982555574 hoặc

Để tìm hiểu các dịch vụ khác quý khách vui lòng truy cập tại :https://bacsitao.com/

saigonsmile.net

.
.
.
.