Răng cửa bị sứt mẻ khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp? Bạn đang có ý định đến nha khoa để trám răng? Tuy nhiên, bạn  không rõ là việc trám răng cửa bị sứt mẻ có thực hiện được không? Để hiểu rõ hơn việc về trám răng cửa bị sứt mẻ, cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Trám răng cửa bị mẻ được không? Trường hợp nào có thể trám răng cửa bị mẻ?

Trám răng là quá trình sử dụng vật liệu chuyên dụng để tái tạo hình dáng của răng. Giúp trám bít kín những chiếc răng bị tổn thương hay sứt mẻ tạo hình lại vóng dáng răng ban đầu. Vậy nên khi ai đó đặt ra câu hỏi là “trám răng cửa có được không” thì câu trả lời là “”.

trám răng laser

Trám răng cửa mẻ sẽ giúp cải thiện độ thẩm mỹ của răng, giúp việc ăn uống không còn ê buốt, đau nhức. Tuy nhiên, không phải trường hợp răng cửa bị mẻ  nào cũng thực hiện trám thẩm mỹ được. Việc này sẽ là được bác sĩ tư vấn quyết định khi bạn đến thăm khám tại nha khoa.

Trám răng cửa bị mẻ cần xem xét mức độ tổn thương của răng. Thường răng cửa có thân răng khá mỏng, nếu răng bị mẻ lớn thì khi trám rất dễ bị bong tróc miếng trám. Do đó, tốt nhất là nên chủ động đến nha khoa để bác sĩ thăm khám. Từ đó xác định có thể trám răng cửa bị mẻ được không hay phải áp dụng phương pháp khác.

Vì sao răng cửa bị mẻ cần được trám ngay

Khi răng cửa của bạn bị sứt mẻ thì cần được đi trám ngay vì răng cửa rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, của nụ cười và sự tự tin của bạn. Nếu bạn không đi điều trị ngay thì vô tình sẽ khiến bạn trở nên tự ti trong giao tiếp. Nhiều trường hợp còn gây ảnh hưởng đến tâm lý của bản thân.

răng sâu nhẹ có nên trám

Ngoài ra, nếu răng mẻ mà không được trám ngay thì rất dễ mắc các bệnh lý về răng miệng. Vì khi răng bị tổn thương là cơ hội để các vi khuẩn tấn công, thức ăn bám vào. Tình trạng này lâu ngày sẽ gây sâu răng khiến tình trạng bệnh càng nặng hơn.

Mẻ răng cửa nếu không điều trị mà vẫn để ăn uống bình thường, nhất là đồ ăn cứng. Sẽ khiến cho răng dễ bị mẻ thêm, hay đồng thời men răng sẽ bị ảnh hưởng khiến răng bị ố vàng. Vì vậy, bạn cần đi trám răng càng sớm càng tốt khi răng cửa đã bị mẻ. Có như vậy, bạn mới lấy lại được nụ cười duyên, sự tự tin. Và nếu trám răng khi nhẹ thì còn có thể tiết kiệm chi phí rất nhiều khi không để các phương pháp khác can thiệp. Do đó, trám răng thẩm mỹ là biện pháp an toàn cho bạn.

Trám răng cửa bị mẻ như thế nào? Quy trình trám răng cửa sứt mẻ

Răng cửa được xem là bộ mặt hay mặt tiền của hàm tiền đạo con người. Vậy nên khi răng bị mẻ thì quá trình điều trị cũng sẽ phần nào khó và kĩ hơn răng thường. Quy trình thực hiện trám răng cửa sẽ được thực hiện theo chuẩn 5 bước sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Để trám răng trước tiên bạn sẽ được bác sĩ thăm khám trước để đánh giá tình trạng răng hiện tại của bạn. Từ đó sẽ chọn phương pháp phù hợp nhất để khắc phục tình trạng răng cửa sứt mẻ. Bác sĩ sẽ hỏi thăm và tư vấn vật liệu và kỹ thuật trám răng cửa thẩm mỹ phù hợp với bạn. Ở bước này

Bước 2: Làm sạch răng miệng

Bạn sẽ làm sạch bằng nước súc miệng có chứa Fluor. Tiếp theo, bạn được sát trùng vùng răng cần trám. Bước vệ sinh này sẽ giúp tránh khỏi các sự cố nhiễm trùng do lỗi vệ sinh trong quá trình thực hiện.

Bước 3: Tạo hình xoang trám

Để giúp bệnh nhân thoải mái trong quá trình trám thì bác sĩ sẽ gây tê cho bạn. Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ tiến hành và tạo hình hoang trám thích hợp với tình trạng răng. 

Bước 4: Thực hiện trám răng cửa

Ở bước này dung dịch acid chống mòn răng sẽ được bác sĩ bôi lên răng được trám của bạn. Tiếp theo phủ lớp keo để tạo độ dính lên răng và được chiếu khô bằng đèn Halogen. Sau đó, bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng để trám từng lớp vật liệu lên răng cần điều trị. Tiếp theo, chiếu đèn Halogen để vật liệu trám đông cứng lại tạo thành một khối đồng nhất với răng.

Bước 5: Đánh bóng và làm nhẵn bề mặt răng mới trám.

Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để làm nhẵn và đánh bóng bề mặt răng sao cho thẩm mỹ nhất. Sau khi thực hiện quá trình xong, bác sĩ sẽ tư vấn cách chăm sóc răng sau trám răng cửa. Giúp bạn có thể duy trì được tuổi thọ miếng trám hơn.

Dùng vật liệu trám răng mẻ nào tốt hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều vật liệu trám răng tốt như Composite, vật liệu Amalgam, GIC, kim loại,… Mỗi vật liệu trám có ưu điểm riêng của nó và phù hợp với tình trạng bệnh khác nhau. Đối với răng cửa thì bạn nên chọn loại vật liệu có màu tương đồng với màu răng thật. Chọn màu tương đồng với màu răng như vậy để sau trám sẽ không bị lộ vết trám. 

trám răng cửa

Trong các loại vật liệu trám răng kể trên thì trám răng Composite được xem là lý tưởng nhất. Vật liệu này được rất nhiều người lựa chọn để trám răng cửa bị sứt, mẻ vì phù hợp túi tiền. Ngoài ra thì nó có màu tương đồng với màu răng thật nhất. Vật liệu có thân thiện với cơ thể, lành tính nên sẽ không hại đến răng thật. 

Một vài lưu ý sau khi trám răng cửa

Sau khi trám răng cửa, để miếng trám có tuổi thọ được bền. Bạn nên cần chú ý các giải pháp sau đây để bảo vệ tốt răng và miếng trám:

Hạn chế ăn uống sau khi trám răng cửa

Cần có thời gian đông cứng vết trám sau khi điều trị để thích nghi trong môi trường khoang miệng. Vì vậy, bạn nên ăn sau khoảng 2 tiếng điều trị trám răng để không ảnh hưởng vị trí trám.

Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Sau khi trám răng, vết trám sẽ còn khá mới nên hãy chú ý trong việc lựa chọn thực phẩm. Không nên chọn thực phẩm quá nóng hay lạnh vì nó làm thay đổi độ bám dính, hình dạng vết trám. Hay với các thực phẩm quá cứng sẽ dễ gây nứt gãy, hở vết trám răng.

Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống khoa học

Hạn chế các thực phẩm có hại cho men răng như trà, cà phê, bia rượu,.. Đây đều là nguyên nhân gây vàng ố vết trám. Bổ sung nhiều loại trái cây có tính mát, giàu vitamin và khoáng chất không sử dụng lực nhai nhiều.

Vệ sinh răng miệng

Đảm bảo cách chăm sóc răng miệng đúng cách 2 lần/ ngày sau mỗi bữa ăn. Bạn nên ưu tiên sử dụng chỉ nha khoa và các loại bàn chải lông mềm thay thế. Kết hợp dùng nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ các mảng bám còn sót lại ở kẽ răng. Giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại gây nên các bệnh lý cho răng.

Tái khám nha khoa

Nếu sau khi trám răng, người bệnh xuất hiện một số vấn đề ê buốt, đau nhức, cấn cộm ở vị trí trám. Hãy tới nha khoa thăm khám trực tiếp để kiểm tra lại. Không tự ý điều trị hay mua thuốc uống sẽ dễ phát sinh nhiều biến chứng nguy hại khác. Cần có sự chỉ định của nha sĩ để điều trị phù hợp với tình trạng răng.

nha khoa smile xo
Mẹ ca sĩ Cẩm Ly đến khám chữa bệnh tại Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

Trên đây là toàn bộ thông tin để giải đáp cho câu hỏi trám răng cửa bị sứt mẻ có được không. Hy vọng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu có thắc mắc về răng miệng, hãy liên hệ với nha khoa Sài Gòn Smile ngay để được hỗ trợ nhé!

Có Thể Bạn Quan Tâm:

Trám Răng Cửa Bị Sứt Mẻ Có Được Không?

Trám Răng Thẩm Mỹ Và Những Lưu Ý Cần Biết Khi Trám Răng 2022

Trám Răng Sâu Có Bền Không? Sử Dụng Được Bao Lâu?

Liên hệ với chúng tôi

Hotline: 0982.5555.74/ 02866.744.255

Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2,  Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Facebook: https://www.facebook.com/nhakhoasmilesaigon

https://www.facebook.com/nhakhoasaigonquan2

https://www.facebook.com/Nhakhoaquan2chatluongcao

Youtube :https://www.youtube.com/channel/UCOq6tVtBNBHhD4WcrCbNlCQ

Tiktok: https://vt.tiktok.com/ZSe53yr3n/

Zalo: https://zalo.me/0982555574 hoặc

Để tìm hiểu các dịch vụ khác quý khách vui lòng truy cập tại :https://bacsitao.com/

saigonsmile.net

.
.
.
.