Bé đang có những chuyển biến đầu đời trong lộ trình mọc răng? Quý phụ huynh lo ngại rằng liệu các hiện tượng đó có phổ biến hay không? Có liên quan đến các bệnh lý khác hay không? Bài viết dưới đây của Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO sẽ thông tin đến quý phụ huynh những dấu hiệu mọc răng của bé. Đồng thời, giúp cha mẹ nhận biết được khi nào các dấu hiệu này là bất thường.

Mọc răng của bé trải qua các giai đoạn nào?

Mọi sự phát triển của bé đều phải trải qua tuần tự các quá tình khác nhau. Tương tự với khi mọc răng, các khoảng thời gian được chia ra một cách cụ thể. Trình tự thời gian và thứ tự mọc được tổng hợp từ đặc điểm chung của nhiều trẻ em. Điều này giúp cha mẹ thuận lợi hơn trong quá trình theo dõi giai đoạn mọc răng của bé.

Giai đoạn mọc răng của bé bắt đầu

bắt đầu mọc răng của bé
Giai đoạn bắt đầu mọc răng của bé

Tại thời điểm đánh dấu sự chuyển biến của hàm, răng sẽ xuất hiện. Lúc này, hàm đã sẵn sàng để những chiếc răng mọc lên và thực hiện các chức năng cơ bản của mình. Thời điểm thường bắt gặp sự xuất hiện của những chiếc răng là khi bé 6 tháng tuổi. Nhưng, tốt hơn hết, cha mẹ nên theo dõi quá trình mọc răng của con kể từ tháng thứ 4 trở đi. Sớm hoặc chậm 1 hay 2 tháng không được xem là các dấu hiệu mọc răng bất thường.

Giai đoạn mọc răng của bé diễn ra

quá trình mọc răng diễn ra
Quá trình mọc răng diễn ra xuyên suốt hơn 20 tháng

Suốt quá trình này, những chiếc răng liên tục xuất hiện. Chúng tuân theo lộ trình với thời gian và vị trí mọc hầu như đã được quy định sẵn. Toàn bộ giai đoạn sẽ được chia ra làm 5 khoảng thời gian nhỏ. Mỗi khoảng kéo dài khoảng 2 đến 3 tháng. Trong thời gian này, lần lượt 4 chiếc răng ở các vị trí khác nhau sẽ mọc lên. Thời gian và thứ tự mọc lần lượt là:

  • Tháng thứ 6 – tháng thứ 9: răng cửa (răng số 1)
  • Tháng thứ 7 – tháng thứ 10: răng cửa bên (răng số 2)
  • Tháng thứ 12 – tháng thứ 14 : răng hàm sữa (răng số 4)
  • Tháng thứ 16 – tháng thứ 18: răng nanh sữa (răng số 3)
  • Tháng thứ 20 – tháng thứ 30: răng hàm sữa (răng số 5)

Giai đoạn mọc răng của bé kết thúc

hàm răng sữa sau quá trình mọc răng của bé
Hàm răng sữa sau quá trình mọc răng của bé

Trải qua quá trình hoàn thiện hàm răng trải dài trong hơn 20 tháng, bé sẽ có một hàm răng sữa. Tuy chúng chỉ tồn tại tạm thời trên hàm, tuy nhiên chúng mang lại những vai trò khác nhau. Có thể thấy, quá trình mọc răng thường sẽ kết thúc vào tháng thứ 30. Lúc này hàm răng sữa của bé sẽ có 20 chiếc răng sữa. Chúng hỗ trợ hiệu quả cho quá trình ăn nhai cơ bản của hàm tương ứng với giai đoạn bé còn nhỏ.

Dấu hiệu mọc răng của bé bình thường

Rất dễ nhầm lẫn nếu quý phụ huynh không chuẩn bị thật kỹ những kiến thức trong giai đoạn này. Những dấu hiệu xuất hiện ở bé hoàn toàn có thể bị gây ra bởi các bệnh lý nguy hiểm khác. Việc nhận biết được những điểm khác nhau giữa mọc răng và các bệnh lý thông thường giúp cha mẹ xử lý kịp thời cho bé.

Răng xuất hiện trên lợi

quan sát quá trình mọc răng
Quan sát quá trình mọc răng của con

Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất khẳng định bé đang nằm trong giai đoạn mọc răng. Dù không đi kèm với các biểu hiện khác, cha mẹ vẫn có thể biết rằng răng của con sắp xuất hiện. Chồi răng màu trắng sẽ hiện lên ở dưới lớp lợi rất dễ để nhận biết. Để chắc chắn, cha mẹ có thể dùng tay lướt trên bề mặt lợi, nếu cảm giác có vật cứng thì đó chính là răng của bé.

Chảy nước dãi

bé mọc răng chảy dãi
Bẹ bị chảy dãi nhiều hơn khi mọc răng

Những kích thích của lợi diễn ra trong thời gian mọc răng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Cha mẹ thường để ý đến dấu hiệu này trước tiên để xác định rằng con có đang mọc răng hay không. Trên thực tế, đây là dấu hiệu phổ biến nhất mà bé trong giai đoạn mọc răng gặp phải.

Quấy khóc

bé quấy khóc nhiều khi mọc răng
Bé quấy khóc nhiều khi mọc răng

Sự xuất hiện của răng luôn đi kèm với những thay đổi thậm chí là tổn thương của lợi. Rất phổ biến nếu cha mẹ cảm thấy con có dấu hiệu bướng bỉnh hơn bình thường. Điều này xảy ra do lợi bị nứt để chuẩn bị cho răng mọc. Thế nên không thể tránh khỏi việc gây ra cho bé cảm giác đau. Bé quấy khóc và khó chịu hơn. Đồng thời cũng có thể chán ăn và bỏ bú trong trường hợp này.

Đi tướt

Nếu không có chia sẻ từ nha sĩ thì ít ai nghĩ rằng đây là một hiện tượng thường gặp khi mọc răng. Quý phụ huynh có từng tự hỏi, tại sao mọc răng lại có liên quan đến đi tướt không? Chịu sự ảnh hưởng từ chảy dãi, một loại enzym cùng nước bọt xuống ruột. Giữa chúng xảy ra các phản ứng khác nhau khiến tình trạng đi tướt diễn ra.

Thích cắn

Lợi luôn là cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ quá trình mọc răng. Trong trường hợp này, bé có dấu hiệu tổn thương lợi nhẹ hơn. Chính vì thế, thay vì cảm giác đau, bé sẽ cảm thấy ngứa lợi. Đây là lý do tại sao bé thường thích cắn đồ vật để cảm thấy thoải mái hơn. Mẹ rất dễ phát hiện ra biểu hiện này của con thông qua quá trình cho con bú.

Xem thêm: 20 điều có thể bạn chưa biết về các trường hợp trẻ con mọc răng

Dấu hiệu mọc răng của bé bất thường

Các dấu hiệu thông thường trong thời gian mọc răng xảy ra như một lẽ tự nhiên. Có bé phải trải qua các hiện tượng này, cũng có bé rất bình thường xuyên suốt quá trình mọc răng. Hầu hết, những biểu hiện này không gây nguy hiểm cho bé. Chỉ khi chúng là các biểu hiện từ các bệnh lý khác thì mới ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

mọc răng của bé
Cần phân biệt giữa sốt do mọc răng và sốt thông thường

Sốt kéo dài

Các hiện tượng xảy ra do mọc răng của bé thường không kéo dài. Nhưng nếu kéo dài thì khả năng cao là nó xuất hiện do một nguyên nhân nào đó khác. Trong trường hợp bé sốt nhưng không đi kèm với chảy dãi hay thích cắn thì cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra nguyên nhân. Sốt ở trẻ em rất nguy hiểm thế nên cha mẹ cần phân biệt với sốt khi mọc răng để xử lý nhanh chóng. Có một lưu ý là cha mẹ không nên tự ý mua thuốc hạ sốt cho con. Mọi chỉ định về loại thuốc và liều dùng cần được sự tư vấn từ bác sĩ.

Đi tướt bất thường

Quý phụ huynh có thể thấy rằng, có rất nhiều tác nhân dẫn đến hiện tượng này. Trong đó, nguyên nhân được nhiều người nghĩ đến nhất là do rối loạn tiêu hóa. Nhìn chung, đi tướt do mọc răng và đi tướt do vấn đề về tiêu hóa có một vài sự khác biệt. Chúng có thể nhận dạng thông qua tình trạng phân của bé. Nếu đi kèm với dịch nhầy hoặc máu thì đó là các biểu hiện bất thường. Đồng thời, thời gian đi tướt do mọc răng của bé chỉ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày. Nếu kéo dài hơn thì đã đến lúc cha mẹ đưa con đến điều trị ở bệnh viện.

Nếu nghi ngờ với bất kỳ các dấu hiệu mọc răng của bé nào, cha mẹ có thể đưa con đến nha khoa để thăm khám. Đây sẽ là nơi đưa ra các chẩn đoán chính xác về thời gian mọc răng của con. Đồng thời, nha sĩ cũng sẽ hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc con hiệu quả trong giai đoạn này. Đảm bảo răng mọc đúng trình tự và vị trí. Nếu con đang gặp bất cứ vấn đề gì khác về răng miệng, quý phụ huynh có thể gọi đến hotline của Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO để được tư vấn thêm.

Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2,  Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255

Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hotline: 02866.7677.468

Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn

Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn

TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC

 

.
.
.
.