Với một người bác sĩ nha khoa thì nhổ răng và trồng răng là những kỹ thuật phải nằm lòng. Trước đây kỹ thuật nhổ răng truyền thống có thể tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ. Hiện nay, sự tiến bộ của hệ thống thiết bị máy móc nha khoa. Giúp những ca nhổ răng đơn giản hơn, nhẹ nhàng, an toàn, đỡ đau, đỡ sưng. Đặc biệt, sự có mặt của máy nhổ răng siêu âm Piezotome. Giúp khách hàng được trải nghiệm công nghệ nhổ răng không đau – không sưng – nhanh lành,… Vậy thực sự công nghệ nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome có tốt như quảng cáo? Trong bài viết dưới đây, Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO sẽ thông tin đến bạn vấn đề này.
Vài nét về công nghệ nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome
Một kỹ thuật nhổ răng truyền thống sẽ trải qua những bước quan trọng bao gồm:
- Bước 1: Vệ sinh răng miệng, gây tê, mở vạt lợi (nếu có)
- Bước 2: Mở xương, chia thân răng, chia cắt chân răng nếu cần
- Bước 3: Sử dụng kìm để lấy răng ra ngoài. Khâu vá và chăm sóc hậu phẫu
Trong những bước trên đây, việc mở xương và chia cắt chân / thân răng rất khó. Theo cách truyền thống, bác sĩ sẽ cần dùng tay khoan thẳng và gập góc để thực hiện. Còn với nhổ răng khôn bằng máy siêu âm bác sĩ sẽ dùng máy Piezotome thay thế bước này.
Nhổ răng bằng máy siêu âm là gì?
Cụ thể, công nghệ Piezotome sử dụng năng lượng rung siêu âm tần số cao. Trong nhổ răng, máy nhổ răng siêu âm Piezotome được dùng như một dụng cụ cắt thay cho tay khoan. Như vậy, bạn phải biết rằng máy Piezotome cũng chỉ thay thế tay khoan trong 1 công đoạn nhổ răng. Một mình máy Piezotome không thể nhổ được chiếc răng ra khỏi xương hàm. Máy Piezotome cũng không thể dùng tần số rung để làm đứt dây chằng nha chu để gắp răng ra được.
- Trong trường hợp nhổ răng thông thường, không cần cắt xương, không cần chia chân răng thân răng. Không cần dùng máy Piezotome vì có dùng cũng không để làm gì.
- Khi nhổ răng khôn mọc lệch hoặc nhổ răng cần cắt răng, cắt xương, cắt chân răng… Thì nên dùng máy nhổ răng siêu âm Piezotome là cần thiết. Thường thì nhổ răng cắt xương cũng không thường gặp. Chỉ có một số trường hợp như răng mọc ngầm hoàn toàn dưới xương hàm. Răng mọc lệch phải mở xương để tạo đường thoát lấy răng ra. Chia chân răng gần vị trí gần cấu trúc thần kinh mạch máu. Hay nhổ răng dùi trống đều cần cắt xương. Dùng máy Piezotome với các bước sóng siêu âm có thể giảm bớt đau, sưng. Nhổ răng đỡ chảy máu, đỡ động chạm đến mô mềm và dây thần kinh.
Xem thêm: Nhổ răng hàm trên trong cùng bị sâu, có nên không?
So sánh hiệu quả của nhổ răng khôn bằng máy siêu âm và nhổ răng thông thường
Một thí nghiệm đối chứng giữa nhổ răng khôn bằng máy siêu âm và nhổ răng thông thường đã được thực hiện. Đây là nghiên cứu của tác giả Pritika Srivastava và cộng sự. Được thực hiện trên 30 bệnh nhân có các điều kiện tương đồng như sau:
- Họ có răng khôn mọc lệch ở cả hai bên trên cung hàm
- Độ khó của răng khôn mọc lệch tính theo thang Pederson 2 là như nhau
- Bệnh nhân có sức khỏe và tâm lý tốt
- Họ đồng ý quá trình nhổ răng theo chỉ định và thu thập kết quả thử nghiệm
Cách thực hiện thí nghiệm:
Bác sĩ Pritika Srivastava và các cộng sự của ông tiến hành nhổ răng khôn bằng máy siêu âm cho một bên răng khôn. 1 tháng sau họ dùng tay khoan truyền thống để nhổ răng khôn còn lại. Tất cả bệnh nhân đều được nhổ răng bởi cùng 1 bác sĩ để đảm bảo tay nghề như nhau.
Dưới đây là dữ liệu được thu thập và so sánh về hai cách nhổ răng. Được ghi lại ở ngày thứ 1, ngày thứ 3 và ngày thứ 7 sau khi nhổ răng. Cụ thể các tiêu chí so sánh như sau:
1. Về độ đau đớn sau nhổ răng khôn bằng máy siêu âm và nhổ răng bằng tay khoan
Thí nghiệm của nhóm bác sĩ Pritika cho thấy nhổ răng bằng Piezotome ít đau hơn so với tay khoan. Kết quả đo được ở cả 30 bệnh nhân vào các ngày 1, 3, 7 đều như nhau. Họ cho biết nhổ răng bằng công nghệ siêu âm ít đau nhức hơn hẳn. Tuy nhiên, phải lưu ý, nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome chỉ ít đau hơn chứ không có nghĩa là hoàn toàn không đau.
Một số nhóm nghiên cứu khác lại cho kết quả ngược lại: Nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome chỉ đỡ đau với trường hợp nhổ răng có cắt xương nhanh, đơn giản. Với trường hợp nhổ răng phức tạp, đòi hỏi thời gian cắt xương lâu hơn. Thậm chí nhổ răng bằng máy Piezotome còn đau hơn nhổ răng bằng tay khoan.
2. Về thời gian nhổ răng
Cắt xương bằng tay khoan nhanh hơn so với cắt xương bằng Piezotome.
3. Về biến chứng tê bì môi má sau nhổ răng
Nhổ răng khôn bằng máy Piezotome ít xâm lấn, bảo vệ mô nướu trong quá trình nhổ răng. Do đó, sau nhổ răng bệnh nhân ít bị biến chứng tê bì môi má hơn nhổ răng thông thường.
4. Về độ há miệng, sưng nề sau nhổ răng
Về độ há miệng của vết thương sau nhổ răng bằng Piezotome cũng giảm hơn so với nhổ răng thông thường. Vết thương cũng ít sưng nề hơn, nhưng con số thống kê không đầy đủ lắm.
Kết luận:
- Qua nghiên cứu của nhóm tác giả này, họ đề xuất nhổ răng cắt răng thì dùng tay khoan. Nhổ răng cắt xương thì nên dùng máy Piezotome.
- Nhổ răng khôn bằng máy siêu âm cũng giúp vết nhổ răng đỡ sưng, đỡ đau, đỡ chảy máu. Tuy nhiên, chỉ đỡ hơn chứ không phải hoàn toàn không có đau đớn gì sau nhổ răng.
- Thường thì với những trường hợp nhổ răng khôn phức tạp (răng khôn mọc lệch, răng khôn mọc ngầm). Cần kết hợp cả tay khoan và máy nhổ răng siêu âm Piezotome để đẩy nhanh tốc độ nhổ răng. Nhổ răng khôn được hiệu quả và an toàn hơn.
- Thực tế, công nghệ siêu âm Piezotome không có ý nghĩa khi trên bàn nhổ răng. Bởi vì trước khi nhổ răng bạn được tiêm thuốc gây tê. Cho nên trên bàn mổ, bạn không đau, hoàn toàn là do công dụng của thuốc tê. Nhổ răng không đau trong lúc đang nhổ răng không phải do công dụng của Piezotome.
Bạn có nên chọn kỹ thuật nhổ răng khôn bằng máy siêu âm?
Để có được câu trả lời chính xác cho nên nhổ răng khôn bằng máy siêu âm hay không. Bạn cần trực tiếp đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám cụ thể rồi mới kết luận. Tuy nhiên bạn cũng chú ý nhỏ. Trong bảng giá nha khoa dịch vụ nhổ răng bằng máy siêu âm bao giờ cũng cao hơn.
Nhưng thực ra, máy Piezotome chỉ thực sự hiệu quả khi cần nhổ răng khôn cắt xương. Còn với những trường hợp nhổ răng thông thường không có hiệu quả gì mấy. Thậm chí có những chiếc răng đơn giản chỉ cần dùng kìm để nhổ. Vậy thì cũng không cần thiết dùng đến tay khoan để cắt răng. Với những trường hợp đó bạn không cần chọn dịch vụ nhổ răng siêu âm Piezotome để tiết kiệm bớt chi phí.
Tất cả các kỹ thuật nhổ răng hiện nay không có biện pháp nào là hoàn toàn không đau. Kể cả dùng máy Piezotome cũng có chút ít đau đớn, sưng, viêm sau nhổ răng. Vì vậy, bạn cũng cần chuẩn bị kỹ tâm lý và cách chăm sóc phù hợp. Bạn cũng cần uống thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau. Để đỡ đau đớn hơn ở giai đoạn thuốc tê hết tác dụng.
Hi vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn biết rõ hơn về nhổ răng khôn bằng máy siêu âm. Và bạn có thể chọn được một kỹ thuật nhổ răng phù hợp nhất với bản thân.
Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 96 Trần Não, Khu phố 2, Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255
Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hotline: 02866.7677.468
Website: https://bacsitao.com hoặc http://saigonsmile.net/
Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn
Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn
TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC