Răng tháo lắp hàm khung và răng tháo lắp hàm nhựa là 2 loại phục hình răng được mọi người quan tâm nhất hiện nay. Vậy thì trong 2 loại này thì nên chọn loại phục hình tháo lắp nào là tốt nhất? Đây chính là câu hỏi mà rất nhiều người đang băn khoăn. Để giải đáp thắc mắc này, mời mọi người cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO nhé!

Cấu tạo của răng tháo lắp hàm khung

Răng tháo lắp hàm khung được làm từ vật liệu chính là kim loại. Bên cạnh đó, hợp kim của kim loại cũng được sử dụng phổ biến làm hàm khung. Như là hợp kim Titan, Cr-Co, Ni-Cr. Trong cấu tạo của hàm khung bao gồm một nền hàm, khung liên kết, yên phục hình và phần răng giả. Với phần khung liên kết sẽ có các tựa và móc giúp níu giữ phần yên bám chắc hơn. Trên phần yên phục hình sẽ có các răng giả được gắn cố định. Giúp phục hồi lại những chiếc răng đã mất.

hàm nhựa phù hợp với những người không có nhiều điều kiện về kinh tế
hàm nhựa phù hợp với những người không có nhiều điều kiện về kinh tế

Hàm khung của răng tháo lắp cũng sẽ chia ra làm 2 loại nhỏ. Loại thứ nhất là hàm khung kim loại. Loại này có cấu tạo giống hàm nhựa. Nhưng nền hàm sẽ được thay thế bằng khung kim loại với các móc nối dàn trải lực chịu đựng của răng. Nên khi bạn ăn nhai sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Trong khi đó, loại thứ hai là hàm khung liên kết attachment. Loại này sẽ có các vật liệu được chế tác dạng bản lề chìa khòa dùng để gài vào các nút bấm. Giúp hàm khung được ổn định hơn. Đặc biệt, với loại này có thêm các phụ kiện gắn vào răng trụ. Giúp củng cố hàm vững chắc hơn trước tác động của lực ăn nhai.

Cấu tạo của răng tháo lắp hàm nhựa

So với răng tháo lắp hàm khung thì cấu tạo của răng tháo lắp hàm nhựa có phần đơn giản hơn. Nó gồm có 2 bộ phần chính là nền nướu nhân tạo và phần răng giả được đính chặt lên trên. Tương tự, răng tháo lắp hàm nhựa cũng sẽ chia làm hai loại chính. Đó là răng tháo lắp hàm nhựa cứng và răng tháo lắp hàm nhựa dẻo. 

hàm khung có các móc nối liên kết với răng trụ
hàm khung có các móc nối liên kết với răng trụ

Đầu tiên, với loại răng tháo lắp hàm nhựa cứng sẽ có nền hàm làm bằng vật liệu nhựa cứng. Phần răng giả cũng được chế tác cùng chất liệu hoặc làm bằng sứ. Tùy theo sự lựa chọn của khách hàng. Cơ chế hoạt động của hàm nhựa cứng là tựa lên phần niêm mạc lợi. Khi ăn nhai thì lực nhai sẽ tác động trực tiếp từ lợi đến xương hàm. 

Với loại thứ hai là hàm tháo lắp nhựa dẻo. Loại hàm này được các nha sĩ đánh giá cao hơn hàm nhựa cứng. Với chất liệu là nhựa dẻo nha khoa vô cùng lành tính, cho độ đàn hồi tốt. Nên ít bị biến dạng hoặc gãy vỡ do va chạm. Đặc biệt, nhựa dẻo rất mềm nên cũng hạn chế được tình trạng tổn thương nướu khi ăn nhai. 

Đánh giá ưu nhược điểm của răng tháo lắp hàm khung và răng tháo lắp hàm nhựa

Để giúp cho mọi người có cái nhìn khách quan về 2 loại phục hình răng tháo lắp này, Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO sẽ tiến hành đánh giá về ưu nhược điểm của răng tháo lắp hàm khung và hàm khung ngay trong phần dưới đây. Mời bạn cùng theo dõi nhé!

so với hàm khung tháo lắp thì hàm nhựa có độ bám kém hơn
so với hàm khung tháo lắp thì hàm nhựa có độ bám kém hơn

Răng tháo lắp hàm khung

Ưu điểm

Răng tháo lắp hàm khung sẽ có những ưu điểm như sau:

  • Hàm khung sở hữu bề mặt hợp kim bóng láng, bền chắc. Nên không dễ bị axit trong nước bọt bào mòn. Giúp hàm đạt được tuổi thọ cao hơn.
  • Hàm khung có các móc liên kết giúp dàn trải đều lực ăn nhai. Khiến người bệnh ăn uống ngon miệng và dễ dàng nhai nuốt hơn.
  • Đặc biệt, các móc liên kết của hàm khung còn giúp hàm bám chắc vào răng trụ. Hạn chế được sự trơn trượt, chuyển động tự do của hàm trong lúc ăn nhai.
  • Ngăn chặn được hiện tượng xô lệch răng do mất răng gây ra. Hàm khung sẽ có các móc cài cố định trên cung hàm. Giúp nâng đỡ các răng thật còn lại tránh khỏi việc bị nghiêng ngả, xô lệch. Cho bạn một hàm răng thẳng đều tăm tắp như mơ ước.

Xem thêm:Phục hình tháo lắp khung bộ có những ưu điểm gì?

hàm khung tháo lắp cho độ chắc chắn và bền cao
hàm khung tháo lắp cho độ chắc chắn và bền cao

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì răng tháo lắp hàm khung vẫn còn một số những nhược điểm sau:

  • Hàm khung đòi hỏi kỹ thuật và thao tác thực hiện cao hơn so với hàm nhựa tháo lắp thông thường. Nên tất nhiên về mặt chi phí sẽ đắt đỏ hơn rất nhiều.
  • Dễ gây hại cho răng trụ nếu bác sĩ thực hiện dùng lực quá trớn để móc nối các liên kết trong hàm khung kim loại. Điều này sẽ khiến răng trụ bị đau và yếu dần. 
  • Hàm khung chỉ được thực hiện trong trường hợp bệnh nhân mất răng lẻ tẻ. Nếu mất răng toàn hàm thì không thể làm được phương pháp này.
hàm nhựa không thích hợp để nhai đồ quá cứng hoặc quá dai
hàm nhựa không thích hợp để nhai đồ quá cứng hoặc quá dai

Răng tháo lắp hàm nhựa

Ưu điểm

Với răng tháo lắp hàm nhựa sẽ có những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Với cấu tạo đơn giản, không có nhiều thành phần phức tạp. Nên hàm nhựa có chi phí thấp hơn rất nhiều so với răng tháo lắp hàm khung. Với những người eo hẹp về kinh tế thì có thể lựa chọn loại hàm này để cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng.
  • Hàm nhựa cho việc tháo lắp dễ dàng. Bởi nó không có các móc cài phức tạp nên mọi người có thể chủ động tháo ra, lắp vào tùy theo nhu cầu sử dụng.
  • Đặc biệt, nhờ vào việc tháo lắp dễ dàng này. Nên việc vệ sinh hàm nhựa cũng dễ dàng hơn hơn rất nhiều so với hàm khung. Từ đó, giảm thiểu được nguy cơ phát sinh các bệnh lý về răng miệng.
  • Hàm nhựa tháo lắp thích hợp với đại đa số người đang có tình trạng mất răng. Dù bạn đang bị mất răng toàn hàm hay bán hàm thì vẫn có thể sử dụng được loại này. 
những người có sức khỏe tốt thì có thể suy nghĩ làm hàm khung
những người có sức khỏe tốt thì có thể suy nghĩ làm hàm khung

Nhược điểm

Tương tự như răng tháo lắp hàm khung, hàm nhựa cũng sẽ có một vài những khuyết điểm như sau:

  • Trong thời gian mới đeo, mọi người thường sẽ có cảm giác bị vướng víu và bị cộm khó chịu khi mang. Điều này khiến mọi người có thể ăn uống bình thường trong thời gian đầu.
  • Hàm nhựa có độ bám kém, sau một thời gian sử dụng sẽ có hiện tượng rơi tuột. Không còn bám chặt vào nướu.
  • Bên cạnh đó, sức nhai của hàm nhựa cũng không được tốt như hàm khung. Bạn không thể ăn nhai những loại đồ ăn quá cứng hoặc quá dai. Bởi nó sẽ rất dễ khiến răng giả bị biến dạng. Hoặc bị vỡ nếu tác động lực nhai quá mạnh.
hàm nhựa khi mang trong thời gian đầu có thể bị cộm hoặc vướng víu khó chịu
hàm nhựa khi mang trong thời gian đầu có thể bị cộm hoặc vướng víu khó chịu

Trên đây là những đánh giá tổng quan về ưu, nhược điểm của 2 loại phục hình răng được ưa chuộng nhất hiện nay. Đó là răng tháo lắp hàm khung và răng tháo lắp hàm nhựa. Hy vọng qua bài viết này, mọi người đã biết được giữa 2 loại phục hình tháo lắp này thì nên chọn cái nào là tốt nhất. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO để nhận được giải đáp chi tiết nhé!

Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2,  Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255

Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hotline: 02866.7677.468

Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn

Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn

TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC

.
.
.
.