Trước khi nhổ răng bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cho bạn. Việc này hoàn toàn cần thiết để giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, vùng miệng chứa rất nhiều đầu mút thần kinh cảm giác. Cho nên bất kỳ can thiệp nào cũng rất nghiêm trọng đối với khoang miệng. Vậy có những tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng nào cần biết? Cũng như cách xử trí những biến chứng này ra sao? Hãy cùng Nha khoa Sài Gòn tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!

Những điều cần biết về gây tê nhổ răng

Gây tê để nhổ răng là phương pháp gây tê tại chỗ. Tức là tiêm thuốc tê dưới da để ức chế luồng xung động thần kinh từ ngoại biên lên trung ương. Làm tạm thời mất cảm giác đau. Khi bệnh nhân có hiểu biết nhất định về phương pháp gây tê trong nhổ răng. Sẽ hạn chế bớt những tình trạng tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng.

phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng
Gây tê tại chỗ trước khi nhổ răng

Gây tê tại chỗ trong nhổ răng gồm có:

  • Gây tê bề mặt: Đặt thuốc tê trực tiếp vào bề mặt niêm mạch miệng. Phương pháp gây tê này chỉ có tác dụng ngắn. Áp dụng cho trường hợp nhổ răng nhanh, răng bị lung lay nhiều hoặc lấy cao răng.
  • Gây tê bằng tiêm: Bác sĩ sẽ tiêm các loại thuốc tê (Bupivacaine, Lidocaine, Prilocaine) vào niêm mạc hoặc gây tê dây chằng.

Các biện pháp gây tê tại chỗ trong nhổ răng

Mỗi cách gây tê cụ thể bác sĩ sẽ có cách thực hiện khác nhau. Cụ thể gây tên bề mặt và gây tê bằng phương pháp tiêm như sau.

tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng gồm những gì
Thuốc tê Lidocaine 2% thường dùng trong nha khoa

Gây tê bề mặt

Đối với cách gây tê tại chỗ sẽ có bôi tê và phun tê.

  • Bôi tê: Sát khuẩn, lau khô vùng cần gây tê. Dùng bông thấm thuốc gây tê rồi chấm nhanh vào niêm mạc / quanh chân răng cần nhổ. Chờ vài phút để thuốc tê có tác dụng rồi nhổ răng nhanh. Thuốc tê Lidocaine 10%, Benzocaine 4% hoặc 10%,… được sử dụng trong bôi tê.
  • Phun tê: Dùng ống phun khí dung dịch để phun thuốc tê thẳng vào niêm mạc muốn gây tê. Sau đó chờ vài phút là có thể nhổ răng.
tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng là gì
Gây tê bề măt chỉ cần bôi/xịt thuốc tê vào niêm mạc quanh chân răng

Xem thêm: Nhổ răng có ảnh hưởng gì không? Nên nhổ răng khi nào?

Gây tê tại chỗ bằng tiêm

  • Khi cần gây tê niêm mạc: Với răng 1 chân chỉ cần tiêm 2 mũi ở mặt ngoài của răng. Đối với răng có nhiều chân cần tiêm 3 mũi ở mặt ngoài của răng.
  • Đối với gây tê dây chằng: Cần thiết trong những trường hợp nhổ răng phức tạp hơn.
các tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng
Tiêm gây tê trước khi nhổ răng

Những tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng thường gặp

Nhổ răng thì phải gây tê và gây tê loại nào tùy vào tình hình của từng bệnh nhân. Tuy nhiên, gây tê cũng có thể xảy ra những biến chứng nhất định. Cụ thể có một số tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng dưới đây:

Tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng: Người bệnh bị xỉu và bị ngất

Ngay khi đang tiêm thuốc tê hoặc sau tiêm vài phút, bệnh nhân bị xỉu và ngất. Nguyên nhân là do thiếu máu lên não vì giãn tĩnh mạch và tụt huyết áp.

Biểu hiện cụ thể:

  • Bệnh nhân mệt mỏi, ngất nhẹ, không hoàn toàn mất ý thức. Môi tái nhợt, buồn nôn, bủn rủn tay chân. Thở nhanh, mạch nông, tụt huyết áp.
  • Bệnh nhân bị khó thở, tím tái, loạn nhịp tim hoặc tim tạm thời ngừng đập. Đồng tử giãn.

Nguyên nhân gây xỉu/ngất:

Tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng khiến người bệnh bị xỉu hoặc ngất do những nguyên nhân như sau:

những tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng
Người bệnh có thể bị ngất do ngộ đôc thuốc tê
  • Người bệnh lo lắng quá mức, ảnh hưởng thần kinh giao cảm. Họ dễ bị xỉu.
  • Ngộ độc thuốc tê do tiêm nồng độ quá cao.
  • Tiêm thuốc tê vào mạch máu.
  • Người bệnh mắc bệnh tim mạch mà không báo cáo với bác sĩ.
  • Cơ địa người bệnh bị dị ứng với thuốc tê.

Xử lý khi tiêm thuốc tên bị ngất/xỉu:

Khi người bệnh bị xỉu sau khi tiêm thuốc tê có thể xử lý như sau:

  • Để bệnh nhân nằm, đầu thấp hơn chân, nới lỏng quần áo.
  • Dùng cồn 90 độ để chà vào mặt và thái dương.
  • Theo dõi sắc mặt, nhịp thở, đo huyết áp, mạch đập.
  • Uống trà / cà phê ấm.
  • Tiêm thuốc trợ sức dưới da: Caffein 1ml hoặc long não 2 ml.

Khi người bệnh bị ngất sau khi tiêm thuốc tê có thể xử lý như sau:

Nếu bệnh nhân bị ngừng thở và tim đập yếu phải nhanh chóng:

  • Hà hơi thổ ngạc để bệnh nhân lấy lại hô hấp.
  • Tiêm tĩnh mạch Hydrocortison 50 – 100 mg

Nếu bệnh nhân bị ngừng thở, ngừng tim phải hồi sức cấp cứu:

  • Hồi sức miệng thổi miệng và xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
  • Tiêm tĩnh mạch Hydrocortison và Ephertrin 10 -15 mg (nếu trường hợp bị quá mẫn với thuốc tê gây xẹp tim nhanh).

Phòng ngừa:

  • Bác sĩ có chuyên môn gây tê trong nhổ răng.
  • Trước khi tiêm gây tê cho bệnh nhân, bác sĩ phải giải thích, giúp bệnh nhân yên tâm.
  • Bác sĩ chọn đúng loại thuốc tê, không tiêm thuốc tê có nồng độ cao.
  • Kiểm soát bơm tiêm không đâm vào mạch máu.
  • Cẩn thận với các chống chỉ định của addrenalin.
  • Sẵn sàng các phương án cấp cứu sau gây tê.

Tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng: Người bệnh rất đau đớn, đau lạ thường

tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng
Bệnh nhân có thể bị đau bất thường sau gây tê

Một trong những tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng thường gặp: Bệnh nhân bỗng đau lạ thường sau khi gây tê.

Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do:

  • Kim đâm vào dây thần kinh.
  • Dung dịch thuốc tê quá lạnh
  • Dò bơm thuốc quá mạnh
  • Tiêm thuốc tê vào mô đang bị viêm
  • Nếu bác sĩ đâm kim đụng đến dây thần kinh số . Người bệnh có thể liệt mặt tạm thời trong vài giờ.
  • Cơn đau bất thường sau gây tê nhổ răng có thể kéo dài đến vài tuần.

Cách xử lý cơn đau bất thường sau gây tê nhổ răng:

  • Bệnh nhân kêu đau thì bác sĩ lùi kim vài ly.
  • Bơm thuốc tê chậm và nhẹ.
  • Nên tiêm thuốc tê ấm.
  • Tránh tiêm thuốc vào vùng nhiễm trùng trong nướu lợi.

Tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng: Bệnh nhân thấy không đủ tê sau gây tê nhổ răng

xử lý tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng
Một số bệnh nhân không đủ tê sau gây tê

Người bệnh có thể cảm thấy không tê lắm sau khi tiêm thuốc tê nhổ răng. Và những nguyên nhân cùng giải pháp như sau:

Nguyên nhân khiến người bệnh không thấy tê sau gây tê nhổ răng:

  • Gây tê không đúng mục tiêu
  • Gây tê sai kỹ thuật
  • Mô bị viêm, thuốc tê bị trung hòa nên không có hiệu lực
  • Người nghiện rượu thường sẽ không có phản ứng với thuốc gây tê.

Bác sĩ có thể xử lý tình trạng gây tê không đủ tê bằng cách:

  • Tăng thêm liều thuốc tê.
  • Xem lại kỹ tuật gây tê và vùng cần gây tê.

Tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng: Bệnh nhân bị bọc máu sau gây tê

Một tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng nguy hiểm là bọc máu sau gây tê.

Nguyên nhân:

  • Kim tiêm làm tổn thương mạch máu
  • Người bệnh bị bệnh giòn mao mạch, bệnh sinh chảy máu,…
  • Kim đâm trúng động mạch khiến máu tràn vào bơm tiêm khi đang tiêm
  • Nếu kim đâm trúng tĩnh mạch thì khi rút kim sẽ có máu tràn vaof bơm tiêm.
  • Thuốc tê tràn vào mạch máu có thể gây ngộ độc thuốc tê. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.
  • Khi thuốc tê tiêm vào mạch máu sẽ tăng độc tố nhiều lần so với tiêm dưới da.

Cách xử lý:

  • Bác sĩ gây tê nhổ răng buộc phải có chuyên môn, kinh nghiệm
  • Khi bạn chọn nha khoa để tiến hành nhổ răng, hãy chọn một địa chỉ đáng tin cậy.

Tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng: Bệnh nhân cắn môi sau gây tê nhổ răng

Thường thì biến chứng sau gây tê nhổ răng này gặp ở trẻ em nhiều hơn. Do thuốc tê sau nhổ răng vẫn chưa tan nên trên mặt có cảm giác lạ lạ. Các em bé thích cắn môi để thử cảm giác lạ. Vết cắn thường xuất hiện ở môi dưới, vết thương sưng to và dễ nhiễm khuẩn.

Cách xử lý bố mẹ nên làm:

  • Bác sĩ và cha mẹ dặn dò em bé không cắn môi sau nhổ răng.
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé
  • Nếu vết cắn sưng to thì tiêm kháng sinh

Như vậy, để hạn chế thấp nhất các tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng. Bạn hãy lựa chọn nha khoa uy tín để nhổ răng. Đến với Nha khoa Smile_XO, khách hàng hoàn toàn yên tâm. Bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong nhổ răng, gây tê nhanh, an toàn. Nhổ răng không đau và hạn chế tối đa các biến chứng sau nhổ răng.

Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: 96 Trần Não, Khu phố 2,  Phường An Khánh, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255

Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hotline: 02866.7677.468

Website: https://bacsitao.com hoặc http://saigonsmile.net/ 

Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn

Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn

TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC

.
.
.
.