Tháo lắp toàn hàm được áp dụng cho những trường hợp mất răng toàn hàm, đa số là người lớn tuổi. Phương pháp này được xem là cứu cánh về thẩm mỹ cho những người mất răng. Vậy thì phương pháp này có những ưu, nhược điểm gì? Có nên lựa chọn phương pháp này không? Để giải đáp được những câu hỏi này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO nhé!
Mặt tốt và mặt hạn chế của phương pháp tháo lắp toàn hàm
Nhằm giúp cho những bệnh nhân bị mất răng toàn hàm có thể ăn nhai và sinh hoạt bình thường. Phương pháp sử dụng hàm tháo lắp toàn bộ đã ra đời. Cấu tạo của một bộ răng giả tháo lắp toàn hàm cũng tương tự như hàm răng thật, bao gồm: nền hàm hoặc hàm khung tháo lắp. Phía trên là phần răng giả được gắn lên. Với cấu tạo này, hàm giả tháo lắp sẽ có điểm tốt như sau:
Mặt tốt của phương pháp tháo lắp toàn hàm
Đảm bảo an toàn với cơ thể
Vật liệu để làm ra hàm tháo lắp toàn bộ là kim loại không gỉ hoặc nhựa y tế. Chúng đều là những sản phẩm thân thiện với con người, có độ tương thích với cơ thể cao. Và không gây ảnh hưởng đến khoang miệng. Có thể thời gian đầu người bệnh sẽ không quen với cảm giác đeo hàm giả. Nhưng chỉ khoảng vài ngày tiếp theo, cảm giác khó chịu này sẽ mất đi.
Đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ
Tháo lắp toàn hàm là phương pháp mang tính thẩm mỹ cao bởi phần hàm giả được chế tác với vẻ ngoài cân đối và trắng sáng. Trông đẹp hơn cả răng thật. Bên cạnh đó, hàm giả cũng đảm bảo người bệnh có thể ăn uống bình thường. Miễn là thực phẩm không quá dai cứng.
Tiện lợi và dễ sử dụng
Việc sử dụng hàm giả tháo lắp rất đơn giản và tiện lợi. Khi sử dụng, người đeo chỉ cần đặt phần nền hàm vào đúng vị trí trong khoang miệng. Khi muốn vệ sinh thì chỉ cần tháo ra. Cách làm này không hề gây nên cảm giác khó chịu, đồng thời cũng tạo điều kiện để vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, hạn chế bệnh lý về răng.
Giá thành vừa phải
Tháo lắp toàn hàm sở hữu chi phí tương đối thấp. Rẻ hơn nhiều với những phương pháp làm răng giả khác như cầu răng sứ, cấy implant…Nhờ vậy, nó phục vụ được đại đa số nhu cầu của người sử dụng và giúp họ tiết kiệm chi phí.
Mặt hạn chế của phương pháp tháo lắp toàn hàm
Có mùi khó chịu và dễ rơi
Vì hàm giả tháo lắp không được cấy ghép hoàn toàn vào cơ thể mà chỉ được lắp vào, tháo ra. Cho nên rất dễ rơi rớt trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, phần nền của hàm không hoàn toàn tương thích với nướu. Tạo ra kẽ hở khiến thức ăn bám vào. Điều này gây nên tình trạng hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu, khó khăn khi giao tiếp.
Thời gian sử dụng không lâu
Tháo lắp toàn hàm không có tuổi thọ lâu bền như những phương pháp phục hình khác mà chỉ kéo dài khoảng 3 – 5 năm. Sau khi hết thời gian sử dụng, bạn cần thay hàm mới để đảm bảo an toàn và vệ sinh. Ngoài ra, việc bảo quản và giữ gìn hàm trong suốt quá trình sử dụng cũng rất quan trọng. Điều này giúp răng giả không bị ố vàng và có mùi hôi.
Có nên làm hàm giả tháo lắp không?
Dù là phương pháp phục hình răng nào thì cũng có những mặt tốt và mặt hạn chế. Và phương pháp tháo lắp toàn hàm cũng không ngoại lệ. Do vậy, với câu hỏi có nên làm hàm giả tháo lắp hay không thì dựa vào tài chính và sức khỏe của mọi người. Kết hợp với những ưu nhược điểm đã được đề cập ở trên để cân nhắc. Nếu kinh phí của mọi người không nhiều. Cộng thêm sức khỏe không đủ tốt để thực hiện các phương pháp phẫu thuật cấy ghép implant. Thì rất nên lựa chọn hàm giả tháo lắp để cải thiện tính thẩm mỹ cho răng miệng của mình.
Ngược lại, nếu bạn dư dả về tài chính và sức khỏe còn tốt. Không mắc các bệnh lý toàn thân như tiểu đường, tim mạch,.. Thì có thể chọn phương pháp phục hình khác dựa trên sự tư vấn từ bác sĩ.
Xem thêm:Tháo lắp hàm khung – cứu cánh cho những người mất răng
Lưu ý khi sử dụng và vệ sinh hàm tháo lắp
Việc sử dụng và vệ sinh tháo lắp toàn hàm tuy đơn giản. Nhưng cũng cần lưu ý một số điều như sau:
- Nên tập lại phát âm khi mới đeo hàm để đảm bảo cách nói không bị thay đổi
- Nên ăn thức ăn mềm, nhai chậm rãi nhẹ nhàng khi đeo hàm. Hạn chế thực phẩm quá dai cứng. Vì nó sẽ làm răng giả trên hàm dễ bị rơi ra. Đồng thời, cũng sẽ khiến phần hàm giả dễ dàng văng ra ngoài.
- Tháo hàm ra sau mỗi bữa ăn để vệ sinh. Sử dụng kem đánh răng thay vì xà phòng để chải hàm. Thực hiện chải thật nhẹ nhàng cả mặt trong và mặt ngoài của hàm giả. Đảm bảo không còn cặn thừa thức ăn bám trên hàm.
- Tháo hàm ra khi đi ngủ vào ban đêm và ngâm trong ly nước sạch có nắp đậy. Điều này sẽ đảm bảo hàm luôn có được độ ẩm dồi dào. Không bị co rút, biến dạng.
Trên đây là những ưu và nhược điểm về phương pháp tháo lắp toàn hàm. Hy vong qua bài viết này, mọi người đã trả lời được câu hỏi có nên thực hiện phục hình răng bằng phương pháp này không. Nếu còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO để nhận được giải đáp chi tiết nhé!
Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2, Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255
Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hotline: 02866.7677.468
Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn
Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn
TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC