Trẻ bị viêm tủy răng nên điều trị bằng cách nào? Đây là vấn đề được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm hiện nay. Hiểu được những lo lắng đó, Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO sẽ giải đáp thật kỹ lưỡng câu hỏi này ngay trong bài viết dưới đây. Mời mọi người cùng theo dõi nhé!
Những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tủy răng
Tủy răng là một bộ phận nằm sâu trong các ống tủy. Được bảo bọc bởi các lớp mô cứng của răng. Trong tủy răng, có các dây thần kinh và mạch máu quấn chằng chịt lên nhau. Có chức năng dẫn truyền cảm giác và nuôi dưỡng răng được khỏe mạnh. Phần tủy răng rất dễ bị tổn thương và viêm nhiễm bởi các tác động từ bên ngoài. Nhất là ở trẻ em khi răng còn rất non yếu. Chưa đạt được cấu trúc vững chắc như răng người trưởng thành.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tủy răng. Trong số đó, phải kể đến là:
- Ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt,v.v mà không vệ sinh răng miệng đều đặn và thường xuyên. Khiến răng bị sâu lỗ lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại thâm nhập dễ dàng vào trong tủy răng. Gây nên bệnh viêm tủy răng ở trẻ.
- Răng bị các chấn thương như nứt, gãy, sứt mẻ do hoạt động chạy nhảy của trẻ. Vì răng của trẻ rất yếu nên những chấn thương này có thể làm phần tủy bên trong răng lộ ra ngoài. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ rất dễ khiến trẻ bị viêm tủy răng.
Biến chứng nguy hiểm nếu trẻ không được điều trị viêm tủy răng kịp thời
Ở giai đoạn viêm tủy răng nhẹ, bạn sẽ thấy trẻ có những triệu chứng đau ở vùng răng và quanh răng. Đặc biệt, khi cho trẻ ăn các đồ nóng, lạnh, trẻ sẽ cảm thấy đau nhức và ê buốt rất nhiều. Đây là những dấu hiệu ban đầu của trẻ bị viêm tủy răng. Nếu chữa trị nội nha vào giai đoạn này, khả năng phục hồi được tủy răng ở trẻ là rất cao.
Tuy nhiên, nếu bạn chủ quan, không lưu ý đến những vấn đề này. Thì chắc chắn bệnh sẽ tiến triển nặng hơn. Gây ra viêm tủy cấp, viêm tủy mạn tính. Rồi dẫn đến tình trạng hoại tử ở tủy ngay sau đó. Phần dịch của tủy bị hoại tử có thể thoát ra lỗ chóp. Gây nên những bệnh viêm vùng quanh chóp và xương hàm,… Chưa kể, nếu không điều trị kịp thời sẽ phát triển thành u hạt, u nang. Những biến chứng này rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Vậy nên, khi nhận thấy những dấu hiệu khởi phát ở trẻ bị viêm tủy răng, bạn nên đưa trẻ đến phòng khám uy tín để bac sĩ có thể lên phương án điều trị kịp lúc nhé!
Gợi ý những cách điều trị cho trẻ bị viêm tủy răng
Một khi trẻ bị viêm tủy răng sẽ có hiện tượng đau nhức khó chịu. Không thể ăn uống được gì. Bệnh này cần được khắc phục kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ về sau.
Xem thêm:Những điều cần biết về điều trị viêm tủy răng ở trẻ em
Khi đưa trẻ đến nha khoa, tùy thuộc vào mức độ viêm tủy răng nặng hay nhẹ mà nha sĩ sẽ có những phương án phù hợp:
Trường hợp trẻ bị viêm tủy răng ở mức độ nhẹ
Răng sữa ở trẻ, tuy sẽ rơi rụng đi trong quá trình phát triển để thế chỗ cho răng mọc vĩnh viễn. Nhưng nó cũng đóng vai trò quan trọng trong ăn uống hàng ngày. Và cả trong hệ thống phát âm của trẻ. Khi trẻ bị viêm tủy răng mà cha mẹ cứ để mặc như vậy thì sẽ khiến răng của trẻ rơi rụng sớm hơn dự kiến. Việc mất răng sớm có thể khiến bé sẽ phát âm không được tròn tiếng. Gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn nhai hàng ngày.
Vậy nên, với trường hợp này, nhân lúc bệnh còn chưa tiến triển nặng, nha sĩ sẽ thực hiện lấy tủy răng ở trẻ. Nhằm mục đích loại bỏ những ổ vi khuẩn gây viêm nhiễm rồi làm sạch ống tủy. Sau đó, sẽ trám kín để bảo tồn được tủy chân răng. Ngăn ngừa không cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào trong tủy răng làm tái phát bệnh viêm tủy răng.
Trường hợp viêm tủy răng ở mức độ nặng
Khi chụp X-quang, bác sĩ nhận thấy tủy răng của trẻ bị viêm nhiễm nặng nhưng ở cấp độ từng phần. Chưa lan đến chân tủy răng. Thì lúc này, các bác sĩ sẽ thực hiện như biện pháp ở trên. Tức là tiến hành lấy tủy răng, loại bỏ phần tủy viêm ở ngoài. Bảo toàn được sự sống cho chân tủy răng phía trong. Tránh gây viêm nhiễm toàn phần cho buồng tủy. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành trám lót 1 lớp ngoài ngà răng bị lộ. Và theo dõi trong khoảng 3 tháng. Sau khoảng thời gian đó, nếu trẻ không thấy đau nhức gì nữa thì sẽ tiến hành trám bít cố định để kéo dài tuổi thọ cho răng.
Tuy nhiên, khi răng đã bị viêm nhiễm toàn bộ và sâu răng đă ăn gần hết răng. Thì phương pháp tối ưu nhất mà các bác sĩ sẽ khuyến nghị là nhổ răng. Phương án này sẽ loại trừ hoàn toàn tủy răng bị viêm. Chuẩn bị răng tiếp theo của trẻ mọc lên được khỏe mạnh hơn.
Trên đây là những chia sẻ của nha khoa về cách điều trị cho trẻ bị viêm tủy răng. Hy vọng qua bài viết này, mọi người đã có thêm thật nhiều những kiến thức bổ ích về chủ đề này. Nếu còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại với Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO để được giải đáp tận tình nhé!
Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2, Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255
Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hotline: 02866.7677.468
Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn
Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn
TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC