Trẻ sơ sinh mọc răng khi nào? Là lo lắng của rất nhiều phụ huynh khi nuôi con nhỏ. Nhất là những người mới làm mẹ, bất cứ vấn đề nào của bé cũng khiến bố mẹ lo lắng. Trong bài viết này, Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi của bố mẹ. Đồng thời, chúng tôi sẽ bật mí 5 dấu hiệu nhận biết em bé đã mọc răng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Giải đáp thắc mắc: Trẻ sơ sinh mọc răng khi nào?

Nhìn chung, mỗi bé sẽ có giai đoạn để răng mọc riêng. Vậy, trẻ sơ sinh mọc răng khi nào? Thông thường, thời gian tối thiểu là 6 tháng bé sẽ bắt đầu mọc răng. Chiếc răng mà bé mọc đầu tiên là ở hàm dưới, cụ thể là 2 răng cửa. Khi bé càng lớn, răng ở các vị trí khác sẽ mọc bổ sung dần dần.

Trẻ sơ sinh mọc răng khi nào
Trẻ sơ sinh mọc răng từ 6 tháng tuổi

Nếu bé nhà bạn đã 6 tháng mà vẫn chưa mọc răng thì không nên lo lắng quá. Bởi đây mới là thời gian tối thiểu mà các bé mới xuất hiện chiếc răng đầu tiên. Trẻ sơ sinh mọc răng khi nào là sớm? Nếu bé mọc răng trước thời gian tối thiểu này thì mới coi là mọc răng sớm. Và ngược lại, từ tháng thứ 8 đến tháng thứ 12 bé chưa mọc răng thì đó là mọc răng muộn.

5 dấu hiệu nhận biết em bé mọc răng

Biết được trẻ sơ sinh mọc răng khi nào sẽ giúp bố mẹ quan sát từng biểu hiện xác định là bé sắp mọc răng tại nhà. Như đã nói, mỗi bé có khoảng thời gian mọc răng khác nhau. Nhưng các dấu hiệu hay biểu hiện của việc mọc răng là tương đương nhau.

5 dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bố mẹ biết em bé của mình sắp mọc răng. Cụ thể như sau:

Bé chảy nước dãi nhiều lần trong ngày

Chảy nước dãi là dấu hiệu đầu tiên để bố mẹ biết em bé chuẩn bị mọc răng. Bởi, việc tiết nước dãi sẽ giúp bé mọc răng dễ dàng, thuận lợi hơn. Vì thế, bố mẹ hãy để ý đến chiếc áo của bé mặc hàng ngày. Nếu thấy áo của bé bị ướt thì thật tuyệt vời, bé đã sẵn sàng chào đón 2 chiếc răng đầu tiên rồi.

Lúc này, để giữ vệ sinh con, bố mẹ hãy buộc thêm cho bé một chiếc khăn mỏng. Hoặc một chiếc yếm sẽ thấm được nước dãi tiết ra. Hãy lau phần nước ở cổ của bé để hạn chế được việc viêm da, ngứa ngáy.

Trẻ sơ sinh khi nào mọc răng
Bé chuẩn bị mọc răng khi chảy nhiều nước dãi

Bé quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn

Khi các con mọc răng chắc chắn phần nướu sẽ bị đau hay sưng đỏ. Lúc này, bé bị đau sẽ hay bỏ ăn, bỏ bú. Ngoài ra, các cơn đau ở nướu sẽ khiến em bé sơ sinh trở nên cau mày, cáu gắt, khó chịu.

Bé sơ sinh khó ngủ

Một trải nghiệm em mọc răng mang tên hai từ “đau đớn”. Không chỉ bỏ ăn, bỏ bú mà bé còn không thể ngủ. Cũng giống như người lớn, các bé cũng trằn trọc, không chợp mắt được khi về đêm. Nếu con có dấu hiệu này, bố mẹ hãy thật nhẹ nhàng dỗ dành, ru con ngủ nhé!

Trẻ sơ sinh mọc răng lúc nào
Bé quấy khóc, khó ngủ cũng là dấu hiệu mọc răng

Nướu răng bị sưng

Nướu răng bị sưng là dấu hiệu điển hình giúp bố mẹ giải đáp được câu hỏi “Trẻ sơ sinh mọc răng khi nào?”. Ở giai đoạn này, phần nướu sẽ rất nhạy cảm. Nó bị sưng tấy, sưng đỏ, và tạo cảm giác đau đớn cho em bé. Mẹ hãy vệ sinh tay của mình, thật nhẹ nhàng chạm vào nướu. Sau đó, xoa nó để giảm bớt cơn đau cho bé.

Bé thường xuyên dụi mắt, bứt tai

Ngoài các biểu hiện trên, bố mẹ hãy quan sát nếu bé thương xuyên dụi mắt, bứt tai. Rất có thể, các điều này chứng tỏ răng của bé đang chuẩn bị mọc.

Nói chung, các dấu hiệu chứng tỏ bé có mọc răng hay không. Nó chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn. Nó chỉ kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Vì thế, lúc này bố mẹ hãy để ý đến em bé nhiều hơn nhé! Tuy nhiên, cũng có bé khi chào đón chiếc răng đầu tiên sẽ không có dấu hiệu nào báo trước. Điều này xảy ra không nhiều và bố mẹ cũng không hay biết.

Em bé sơ sinh mọc răng khi nào
Em bé sơ sinh mọc răng khi liên tục dụi mắt, khó chịu

Trẻ sơ sinh mọc răng sớm khi nào? Yếu tố nào ảnh hưởng?

Như đã nói, bé sơ sinh sẽ bắt đầu mọc răng tối thiểu là tháng thứ 6. Với các bé có răng sớm sẽ mọc răng trước thời gian tối thiểu này. Tức là tháng thứ 3, tháng thứ 4, tháng thứ 5 sẽ mọc răng.

Trẻ sơ sinh mọc răng khi nào? Hay trẻ sơ sinh mọc răng sớm khi nào? Có sao không? Hoàn toàn là biểu hiện bình thường của bé sơ sinh. Bé có mọc răng sớm hay mọc muộn còn tuỳ thuộc vào sự phát triển về thể chất.

Ngoài ra, có một số vấn đề sẽ ảnh hưởng đến việc em bé răng mọc chậm hay sớm. Cụ thể như sau:

Răng bé mọc sớm/muộn do di truyền từ bố mẹ

Điều đầu tiên, phải khẳng định, răng bé mọc sớm/muộn là do di truyền từ bố mẹ. Nếu gia đình của bạn, có ai đó răng mọc sớm, hay răng chắc khoẻ, yếu. Thì khi bé sinh ra cũng tương tự như vậy.

Bé sơ sinh mọc răng khi nào
Bé sơ sinh mọc răng sớm/muộn do di truyền từ bố mẹ

Răng bé mọc sớm/muộn do chế độ dinh dưỡng

Khi cơ thể của bé đáp ứng đủ chất dinh dưỡng, răng của bé ít mọc chậm. Ngược lại, trẻ sơ sinh mọc răng khi nào? Sớm hay muộn hơn sẽ do chế độ dinh dưỡng quyết định. Do đó, bố mẹ cần cho bé ăn đa dạng các loại chất để cơ thể phát triển khoẻ mạnh nhé!

Răng bé mọc sớm/muộn do canxi hoặc vitamin D

Em bé của bạn sinh thiếu tháng hay bé đã quá lâu bé không được tiếp xúc với ánh mặt trời? Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình răng bé mọc sớm hay mọc muộn. Ngoài ra, bé thiếu hụt canxi trong cơ thể cũng gián tiếp bị mọc răng không đúng thời điểm.

Những lưu ý khi chăm sóc bé mọc răng

Chắc chắn khi áp dụng các lưu ý này, bé sẽ cảm thấy bớt khó chịu, nướu cũng bớt đau khi răng bắt đầu mọc. Bố mẹ hãy lưu ý như sau:

  • Khi bé liên tục chảy nước dãi hàng ngày: bố mẹ hãy dùng khăn chất liệu xô mềm, từ từ thấm nước dãi của bé. Việc này cũng giảm nguy cơ gây viêm da, phát ban cho bé.
  • Bé mọc răng có thêm dấu hiệu sốt, tiêu chảy: bố mẹ hãy cho bé uống thật nhiều nước. Đồng thời, chế độ ăn uống có đồ ăn mềm giúp nướu của bé không bị đau.
  • Để đảm bảo vệ sinh, tránh lây nhiễm vi khuẩn, bố mẹ hãy rửa sạch tay bằng xà bông, nước rửa tay chuyên dụng. Sau đó, mới được phép dùng khăn mềm vệ sinh lưỡi cho bé.
  • Bố mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau hay thuốc hạ sốt để hạ sốt cho các bé. Nó sẽ rất nguy hiểm với sức khoẻ, tính mạng của bé sơ sinh.
  • Nếu bé liên tục quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn nhiều giờ liền, hãy cho bé thăm khám bác sĩ kịp thời.
Bé sơ sinh mọc răng
Khi bé liên tục quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú hãy thăm khám bác sĩ

Khi nào nên cho bé đi khám bác sĩ?

Mọc răng là cột mốc phát triển cực kỳ quan trọng của bé sơ sinh. Vì thế, bố mẹ hãy quan sát thật kỹ hành động hàng ngày của con. Khi các con mọc răng kèm theo việc liên tục quấy khóc, sốt cao. Lúc này, bố mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ.

Ngoài ra, hiện tượng bỏ bú, bỏ ăn, tiêu chảy nhiều giờ liền khá nguy hiểm. Các bậc phụ huynh không được thờ ơ, hay chủ quan với dấu hiệu này. Bất cứ khi nào các con có biểu hiện lạ, thật bình tĩnh và nhanh chóng cho bé đi khám bố mẹ nhé!

Khi nào bé sơ sinh mọc răng
Khi bé mọc răng kèm sốt cao hãy cho bé đi khám bác sĩ

Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO hy vọng rằng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bố mẹ. Trẻ sơ sinh mọc răng khi nào hoàn toàn phụ thuộc vào thể chất, sự phát triển của con. Mỗi bé có cột mốc mọc răng cho riêng mình. Vì thế, bố mẹ không nên lo lắng quá về cột mốc này.

Mọi thắc mắc về việc bọc răng sứ, dán sứ Veneer, trồng Implant… hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất!

Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2,  Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255

Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hotline: 02866.7677.468

Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn

Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn

TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC

.
.
.
.