Viêm nha chu ở trẻ em bị ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển răng hàm cũng như sức khỏe của bé. Bệnh này làm bé cảm thấy khó chịu, đau nhức, quấy khóc khiến ăn ít thậm chí bỏ bữa. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé. Như vậy, ba mẹ cùng Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO tìm hiểu bệnh viêm chu ở trẻ em để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả sớm nhất nhé!

Bệnh viêm nha chu ở trẻ em là gì?

Viêm nha chu là bệnh răng miệng phổ biến hiện nay, xuất hiện ở mọi độ tuổi, từ trẻ em đến người trưởng thành.  Đây là bệnh lý liên quan trực tiếp đến các mô bao quanh chân răng gồm xương ổ răng, nướu lợi, dây chằng. Chúng liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành cấu trúc cố định và nâng đỡ răng trên xương hàm.  Khi các mô bị đau nhức, gây ra nhiễm trùng nướu chính là dấu hiệu bệnh viêm nha chu.  Ban đầu nó chỉ tổn thương mô mềm, nướu lợi lâu ngày ảnh hưởng đến xương ổ răng. Nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời gây đau nhức còn ảnh hưởng ăn uống. Từ đó, làm suy giảm chức năng răng có thể dẫn đến nguy cơ mất răng cao

Vì vậy, ba mẹ cần nhận biết các bệnh trẻ ngay từ giai đoạn đầu để có phương pháp điều trị sớm, hiệu quả. Đặc biệt, bệnh viêm nha chu ở trẻ em bởi trẻ còn rất nhỏ chưa nhận thức được sức khỏe răng miệng của mình.

Viêm nha chu trẻ em
Viêm nha chu trẻ em

Dấu hiệu viêm nha chu ở trẻ em

Nếu ba mẹ phát hiện ở trẻ có những dấu hiệu như sau thì trẻ đang bị bệnh viêm nha chu rồi đấy:

  •       Nướu đau nhức, có màu đỏ, bị sưng tấy.
  •       Trẻ khi ăn, vệ sinh răng miệng, đánh răng hay bị chảy máu chân răng.
  •       Trẻ bị đau nhức răng, nướu dẫn đến quấy khóc, ăn ít thậm chí bỏ ăn.

Ngoài ra, tình trạng bệnh viêm nha chu bị nặng hơn xuất hiện những biểu hiện như sau:

  •       Nướu bị tụt dần ra khỏi răng, làm lộ chân răng ngày càng nhiều.
  •       Túi nha hình thành giữa nướu và răng.
  •       Khoảng cách giữa hai răng xa nhau hơn.
  •       Răng có hiện tượng bị lung lay, nguy cơ mất răng cao.
Dấu hiệu viêm nha chu trẻ em
Dấu hiệu viêm nha chu trẻ em

Những biến chứng bệnh viêm nha chu ở trẻ em

Viêm nha chu là bệnh lý nghiêm trọng cần phải phòng ngừa. Những biến chứng của viêm nha chu ở trẻ em khá nặng nề nếu ba mẹ không phát hiện ra bệnh sớm để có những phương án xử lý :

Những biến chứng viêm nha chu trẻ em
Những biến chứng viêm nha chu trẻ em

Nguy cơ mất răng cao

Nếu trẻ bị viêm nha chu thì các tổ chức răng đã bị tổn thương nghiêm trọng. Túi nha xuất hiện khỏe mạnh khiến các đường nướu, xương hàm bị phá hủy làm răng bị lung lay hoặc nghiêm trọng hơn có thể mất răng.

Ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn

Trong giai đoạn trẻ mọc răng sữa bị viêm nha chu làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mọc răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa bị rụng sớm do bệnh viên nha khiến răng vĩnh viễn mọc lệch làm sai khớp cắn.

Viêm nha chu trẻ em ảnh hưởng răng vĩnh viễn
Viêm nha chu trẻ em ảnh hưởng răng vĩnh viễn

Ảnh hưởng đến phát âm trẻ

Răng sữa đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát âm ở trẻ nhỏ. Trẻ có hàm răng sữa khỏe mạnh giúp quá trình phát âm chính xác. Nhưng trẻ bị mất răng sữa sớm gặp khó khăn trong phát âm gây nên việc nói chậm, nói ngọng ở trẻ.

Cản trở khả năng ăn uống trẻ

Viêm nha chu ở trẻ em làm mô nướu bị sưng đỏ khiến trẻ bị khó chịu, đau nhức dẫn đến ăn nhai khó khăn. Đặc biệt, mất răng sữa sớm, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai lâu ngày hệ tiêu hóa và sức khỏe trẻ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Viêm nha chu trẻ chán ăn
Viêm nha chu trẻ chán ăn

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nha chu ở trẻ em

Bệnh viêm nha chu xuất phát từ những vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng thời gian dài. Ở trẻ thích ăn bánh kẹo, đồ ăn chứa nhiều đường mà lại khó vệ sinh răng miệng. Thời gian dài hình thành cao răng chính là mảng bám cứng trên  bề mặt của răng. Trong cao răng, tích tụ nhiều vi khuẩn gây hại cho nướu lâu ngày gây bệnh viêm nha chu ở trẻ em.

Với trẻ nhỏ sức khỏe răng miệng kém khiến cho khả năng kháng khuẩn yếu hơn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh nha chu cao hơn. Những trẻ có răng miệng chắc khỏe, sức đề kháng tốt giảm khả năng mắc bệnh răng miệng. Vì vậy, tránh các bệnh lý nha khoa bố mẹ cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ như Vitamin A, Vitamin D, Vitamin B, Fluor và đạm.

Ngoài ra, bệnh viêm chu ở trẻ em có thể do gen di truyền. Nếu ba mẹ có cấu trúc răng không đều, men răng yếu, … di truyền sang trẻ thì trẻ nguy cơ mắc bệnh nha chu cao.

Nguyên nhân viêm nha chu
Nguyên nhân viêm nha chu

Cách điều trị bệnh viêm nha chu trẻ em

Viêm nha chu ở trẻ em đa số do vi khuẩn tích tụ trong cao răng lâu ngày ảnh hưởng đến nướu. Ba mẹ đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng và đưa ra kết quả viêm nhiễm răng và tư vấn phương án điều trị.  Để điều trị bệnh này, đầu tiên bác sĩ loại bỏ cao răng sạch sẽ và kết hợp các phương pháp nha khoa để điều trị an toàn và hiệu quả nhất.

Nếu trường hợp viêm nha chu đã lây sang các mô bao quanh răng và túi nha xuất hiện. Bác sĩ thực hiện loại bỏ túi nha, vi khuẩn và đánh bóng mặt răng trẻ. Tại TPHCM,  Ba mẹ có thể tham khảo các dịch vụ răng miệng cho trẻ Nha Khoa Sài Gòn XO tại đây.

Tuy nhiên, phụ thuộc mức độ bệnh của trẻ bác sĩ đưa ra phương án điều trị tốt nhất. Nếu viêm nha chu nặng không giữa được răng thì bác sĩ tiến hành nhổ răng để tránh viêm nhiễm sang những chiếc răng kế bên.

Quá trình điều trị nha chu, ba mẹ thực hiện đúng việc chăm sóc răng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Do đó, giữ răng miệng bé luôn sạch sẽ tránh tạo môi trường vi khuẩn xâm nhập gây hại cho răng. Đồng thời, hạn chế ăn bánh kẹo, thực phẩm chứa axit,,..

Điều trị viêm nha chu trẻ em
Điều trị viêm nha chu trẻ em

Phòng ngừa viêm nha chu trẻ em

Viêm nha chu ở trẻ em do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày chưa tốt. Do đó, phòng ngừa bệnh này ở trẻ ba mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách sau khi mỗi bữa ăn và trước trước khi ngủ. Khi đánh răng thì đánh theo chiều dọc răng. Nên dùng bàn chải mềm, thay bàn chải khoảng 3 tháng / 1 lần.
  • Hạn chế bé ăn đồ ngọt, giàu tinh bột hay có tính axit cao gây kích thích nướu.
  • Cho trẻ ăn những đồ ăn mềm tránh các đồ ăn quá cứng gây ảnh hưởng răng miệng.
  • Không cho bé ăn trước giờ đi ngủ tránh tạo môi trường vi khuẩn phát triển gây sâu răng, viêm nhiễm.
  • Hướng dẫn bé súc miệng sau khi ăn.
  • Tập cho bé dùng nước súc miệng nha khoa.
  • Đưa bé khám răng định kỳ 6 tháng / 1 lần giúp ba mẹ theo dõi tình hình sức khỏe răng miệng của trẻ. Từ đó, kịp thời phát hiện và chữa trị những bệnh lý răng. 

Bài viết trên là những thông tin hữu ích bệnh viêm nha chu ở trẻ em. Nếu ba mẹ muốn tìm hiểu thêm bệnh răng miệng trẻ vui lòng tham khảo các bài viết Nha Khoa Smile_XO. Hoặc liên hệ trực tiếp qua số Hotline để được các bác sĩ chuyên gia tư vấn tận tình và chính xác nhé!

ideo về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2,  Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255

Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hotline: 02866.7677.468

Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn

Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO

Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile

Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn

TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC

 

 

.
.
.
.