Đau tủy răng là hiện tượng không còn xa lạ với nhiều người. Những cơn đau âm ỉ kéo dài là nỗi phiền toái của nhiều bệnh nhân. Khiến chất lượng cuộc sống giảm xuống rõ rệt. Vậy bệnh lý này biểu hiện như thế nào? Làm sao để đối phó với những cơn đau? Hãy cùng Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO tìm hiểu những vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây nhé!
Hiện tượng đau tủy răng
Nguyên nhân gây đau nhức ở tủy răng
Đau tủy răng xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn thông qua các lỗ răng bị sâu hoặc những vết nứt gãy của răng. Nguyên nhân của việc này là do bạn vệ sinh răng miệng chưa sạch. Khiến vi khuẩn tích tụ, bào mòn răng. Hoặc cũng có thể do răng bị mài mòn, nứt gãy bởi tác động vật lý hoặc hóa học. Tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập vào.
Việc vi khuẩn tấn công vào tủy khiến tủy bị đau và sưng lên. Đây cũng được coi là một phản ứng tự vệ trước vi khuẩn. Viêm tủy có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều chiếc răng trong khoang miệng, gây ra các cơn đau buốt, ê ẩm.
Biểu hiện của bệnh
Ở giai đoạn đầu, khi tình trạng đau còn chưa quá nghiêm trọng. Răng sẽ trở nên ê buốt khi người bệnh ăn uống những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh. Đôi khi việc ê buốt tủy răng cũng gây ra những cơn sốt, khó chịu và đắng miệng.
Khi tủy răng đã bị hư tổn nặng nề, những cơn đau sẽ xuất hiện rõ ràng với tần suất thường xuyên hơn. Người bệnh nhiều lúc sẽ cảm nhận được những cơn đau nhói tận óc. Cảm giác đau tủy, nhức nhối ở răng sẽ càng trở nên rõ rệt hơn khi nhai đồ quá cứng hoặc quá dẻo.
Cần làm gì để đối phó với đau tủy răng?
Đau tủy răng không chỉ đơn giản là những cơn ê buốt chỉ cần cố nhịn là qua. Nếu để lâu thì tủy sẽ viêm nhiễm, hoại tử. Các biến chứng do việc đau nhức ở tủy răng gây ra cũng vô cùng nghiêm trọng. Có thể kể đến như: áp xe quanh chóp răng, viêm xương, viêm hạch,… thậm chí là mất răng. Do đó, nếu nhận thấy tình trạng đau nhức ở răng, bạn không nên lơ là mà hãy tới ngay cơ sở nha khoa uy tín gần nhất để kiểm tra. Bác sĩ lên được phác đồ điều trị chữa tủy răng thích hợp nhất cho từng bệnh nhân.
Những cách xử lý đối với viêm tủy răng
Khi bệnh nhân còn đang ở giai đoạn đầu của viêm tủy, răng chỉ xuất hiện ê buốt thì các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh. Những cơn đau sẽ giảm dần và hết hẳn do lúc này bệnh tình chưa quá nghiêm trọng. Do đó, việc đi khám răng là rất cần thiết, càng sớm càng tốt. Bởi các bác sĩ sẽ xác định mức độ nghiêm trọng mà có cách giải quyết kịp thời.
Khi tủy đã bị viêm nặng, các cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn thì các bác sĩ sẽ chữa tủy răng và trám lại. Nếu tình hình nghiêm trọng hơn, răng bị lung lay thì lúc này phòng khám sẽ chỉ định nhổ và phục hình lại răng.
Xem thêm:Xử lý đau tủy răng hàm bằng cách nào là tốt nhất?
Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản liên quan đến đau tủy răng. Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho quý vị độc giả đã biết cách đối phó với triệu chứng đau này. Nếu còn điều gì thắc mắc, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để nhận được giải đáp nhé!
Video về Nha khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Trụ sở chính: 96 Trần Não,Khu phố 2, Phường An Khánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0982 5555 74 hoặc 02866 744 255
Cơ sở 2: 152 Hiệp Bình Chánh, Kp8, P.Hiệp Bình Chánh,Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hotline: 02866.7677.468
Fanpage 1: Nha Khoa Smile Sài Gòn
Fanpage 2: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn XO
Fanpage 3: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Youtube: Nha Khoa Sài Gòn Smile
Zalo: Nha Khoa Nụ Cười Sài Gòn
TikTok: Bác sĩ Tào DENTAL-CLINIC